Tiêu dùngNhững hành vi bị cấm trong lĩnh vực viễn thông – Tiêu dùng

Hỏi: Xin cho biết những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực viễn thông? Trả lời: Điều 12 Luật Viễn thông quy định rõ những hành vi bị cấm trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có một số hành vi ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng như sau: - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên...
  • SeABank được Global Business Outlook trao vinh danh “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam”
  • Bẫy lãi suất vay tiêu dùng, người tiêu dùng cần cẩn trọng – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực viễn thông đến các bạn đọc

    DDTT

    Hỏi:

    Xin cho biết những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực viễn thông?

    Trả lời:

    Điều 12 Luật Viễn thông quy định rõ những hành vi bị cấm trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có một số hành vi ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng như sau:

    – Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    – Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    – Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    – Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

    ĐIỂM ĐEN THỊ TRƯỜNG

    Tuần qua, từ ngày 9-16/5, Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã kiểm tra 523 vụ chuyên ngành và liên ngành, xử lý: 68 vụ, thu 3.859.708.000 đồng tiền phạt hành chính và tiền bán hàng tịch thu. Tiêu hủy hàng hóa trị giá 99.652.000 đồng.

    Thuốc lá nhập lậu

    QLTT TP.HCM đã phát hiện, kiểm tra 10 vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức, 1B, đã tạm giữ 2.492 bao thuốc lá nhập lậu và 3 xe gắn máy.

    Hàng nhập lậu

    Kiểm tra 61 vụ, tạm giữ 412 kg phôi inox, mỹ phẩm, thực phẩm; 90 lít rượu, mỹ phẩm; 23.217 đơn vị sản phẩm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc tân dược, đồng hồ đeo tay, mắt kính, thiết bị điện…

    Hàng giả

    Kiểm tra 83 vụ, tạm giữ 175 đôi giày dép, vớ và 5.164 đơn vị sản phẩm quần áo, khăn choàng, mắt kính, ví, túi xách, đồng hồ đeo tay, dây nịt, viết hiệu Adidas, Chanel, Gucci, Dior, Movado, Hublot, CK, Omega, Cartier, Bvlgari…

    Thực phẩm

    Kiểm tra 19 vụ, có 18 vụ vi phạm gồm: Hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ 55 kg bột ngọt; 40 lít rượu ngâm và 3.078 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo, sâm lát, mì gói, bột ngũ cốc, bia… Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam: 568 chai si rô các loại do Pháp sản xuất.

    (Nguồn: QLTT – TP.HCM)

    Xuân Trinh (Nguồn: Cục QLTT)

    _NTD_So 437-438_In F_Page_04
    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng