Tiêu dùngVinaPhone có trách nhiệm gì khi thuê bao bị quấy rối đòi nợ? – Tiêu dùng

Nhiều thuê bao bị gọi điện thoại nhầm để nhắc nợ. (Ảnh minh họa). VinaPhone có trách nhiệm gì? Các hình thức quấy rối này đã gây ra sự bức xúc, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc hàng ngày của người tiêu dùng. Vụ việc đã được Cục CT-BVNTD ghi nhận như sau: “Người tiêu dùng (chủ yếu là thuê bao của mạng VinaPhone) đã liên tục nhận các cuộc điện thoại...
  • Thêm một công nghệ mới tăng tính hiệu quả trong dự án xây dựng – Tiêu dùng
  • Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thanh tra vụ tiền nước tăng đột biến ở chung cư An Khánh sau khi Báo Người tiêu dùng phản ánh – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài VinaPhone có trách nhiệm gì khi thuê bao bị quấy rối đòi nợ? đến các bạn đọc

    BVNTD
    Nhiều thuê bao bị gọi điện thoại nhầm để nhắc nợ. (Ảnh minh họa).

    VinaPhone có trách nhiệm gì?

    Các hình thức quấy rối này đã gây ra sự bức xúc, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc hàng ngày của người tiêu dùng. Vụ việc đã được Cục CT-BVNTD ghi nhận như sau:

    “Người tiêu dùng (chủ yếu là thuê bao của mạng VinaPhone) đã liên tục nhận các cuộc điện thoại hoặc tin nhắn với nội dung đề nghị trả khoản nợ. Người tiêu dùng đã thông báo về việc bị gọi nhầm và đề nghị đơn vị liên hệ kiểm tra lại thông tin để tránh tình trạng tiếp tục bị gọi điện nhầm. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục bị gọi điện nhắc nợ, một số trường hợp bị gọi điện quấy rối liên tục trong 6 tháng gần đây, tần suất cuộc gọi đến 10 cuộc/ngày. Theo thống kê, trong những tháng đầu năm 2018, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng đã tiếp nhận 90 cuộc gọi phản ánh của người tiêu dùng với nội dung trên”.

    Những khuyến cáo và lưu ý

    Để xử lý các trường hợp nêu trên, tránh tình trạng bị quấy rối, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hàng ngày, Cục CT-BVNTD lưu ý người tiêu dùng một số nội dung như sau:

    Trong trường hợp nhân viên liên hệ không cung cấp hoặc không nói rõ tên của đơn vị chủ quản khoản nợ, người tiêu dùng cần tìm cách nói chuyện, trao đổi để có thể xác định được tên của đơn vị liên quan. Chỉ khi có được thông tin của đơn vị này, người tiêu dùng mới có cơ sở để khiếu nại tới các cơ quan quản lý, từ đó, cơ quan quản lý có cơ sở để liên hệ và hỗ trợ người tiêu dùng.

    Trong quá trình trao đổi với nhân viên liên hệ, người tiêu dùng cần chủ động đề nghị nhân viên xác nhận lại thông tin về việc thu hồi nợ nhầm đối tượng. Đồng thời, trên cơ sở xác định chính xác tên của đơn vị chủ quản khoản nợ, người tiêu dùng có thể tiếp tục liên hệ (thông qua điện thoại hoặc qua email) đề nghị đơn vị này tiếp nhận và giải quyết vấn đề của người tiêu dùng.

    Phòng Bảo vệ Người tiêu dùng hướng dẫn: Trong trường hợp đã thông báo, đề nghị nhưng vẫn tiếp tục bị gọi điện thoại quấy rối, người tiêu dùng có thể khiếu nại về hành vi nêu trên tới Cục CT-BVNTD. Nội dung khiếu nại cần cung cấp số điện thoại, họ tên của người tiêu dùng; tên của đơn vị liên quan và tóm tắt nội dung vụ việc. Đơn, thư khiếu nại của người tiêu dùng có thể gửi tới Cục CT-BVNTD qua email: vcca@moit.gov.vn, hoặc liên hệ Tổng đài 1800.6838 để được tư vấn và hỗ trợ.

    Anh Trinh

    _NTD_So 437-438_In F_Page_04
    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng