Tiêu dùngSung Mỹ ngọt, giá chát – Tiêu dùng

Cháy hàng Hiện nay, sung Mỹ được kinh doanh khá nhiều tại các cửa hàng trái cây sạch và trên các trang mạng xã hội. Do là giống sung đường có vị khác hoàn toàn so với sung Việt đồng thời là mặt hàng “lạ” nên rất được sự quan tâm của người tiêu dùng. Chị Lê Quyên, một tiểu thương kinh doanh loại quả lạ này tại đường Bà Lê Chân, quận 1,...
  • 13 sản phẩm của Công ty Đông Nam Dược bị thu hồi – Tiêu dùng
  • Tràn ngập thương hiệu trà sữa Heekcaa, đâu mới là hàng “xịn”?
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Sung Mỹ ngọt, giá chát đến các bạn đọc

    Cháy hàng

    Hiện nay, sung Mỹ được kinh doanh khá nhiều tại các cửa hàng trái cây sạch và trên các trang mạng xã hội. Do là giống sung đường có vị khác hoàn toàn so với sung Việt đồng thời là mặt hàng “lạ” nên rất được sự quan tâm của người tiêu dùng.

    Chị Lê Quyên, một tiểu thương kinh doanh loại quả lạ này tại đường Bà Lê Chân, quận 1, TP.HCM, cho biết sung Mỹ là loại quả lạ, khá mới mẻ cả hình thức lẫn hương vị. Sung Mỹ chín có vị ngọt thanh, còn quả xanh thì lại giòn giòn lạ miệng.

    Chị Quyên cũng chia sẻ thêm tuy giá sung Mỹ khá đắt, gấp khoảng 20 lần giống sung Việt nhưng hàng về không đủ bán. Giá sung Mỹ tươi nội địa hiện có giá dao động từ 350.000-400.000 đồng và từ 600.000-700.000 đồng/kg đối với quả khô nhập khẩu.

    Cũng bán mặt hàng sung Mỹ, chị Nguyễn Thị Nga, chủ cửa hàng trái cây sạch trên đường Nguyễn Oanh – TP.HCM cho biết: “Nhu cầu tiêu dùng quả sung Mỹ cao nhưng nguồn cung loại quả này lại không nhiều nên giá loại quả này luôn nằm ở mức cao ngất ngưỡng. Đa phần khách hàng mua quả tươi nhiều hơn là quả sấy khô hay mứt một phần vì sung qua chế biến có giá cao hơn. Khách chỉ mua quả khô để làm quà biếu vì bảo quản được lâu. Sung Mỹ khá dễ bảo quản, nếu để trong tủ mát thì qua một tuần quả vẫn còn tươi ngon”.

    sung-canh
    Ngoài việc trồng làm cây thương phẩm thì nhiều người còn trồng sung Mỹ để làm cảnh.
    sung-my
    Sung Mỹ rất được ưa chuộng vì lạ và tốt cho sức khỏe.

    Chữa trị được nhiều bệnh

    Sung Mỹ còn được người tiêu dùng ví von là “trái cây của nhà giàu”. Sung Mỹ hay được gọi là sung đường, sung ngọt có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, loài cây này cho quả đơn chứ không mọc thành chùm như sung giống Việt. Sung Mỹ có quả to bằng nắm tay, nặng tới 200 g. Trái chín có màu hồng đậm, thịt dày, mềm thơm, mọng nước, ăn có vị ngọt.

    Ông Nguyễn Hồng Đăng Khoa, chủ trang trại trồng sung quy mô 3 ha với 3.000 gốc sung, cho biết: “Ngoài ăn quả tươi trực tiếp thì sung Mỹ còn có thể sấy, làm mứt hoặc đem ngâm rượu đều tốt cho sức khỏe. Sung Mỹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và vì mới lạ nên được người tiêu dùng săn đón. Trang trại của tôi cứ thu hoạch bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu, có khi còn không đủ nguồn hàng cung cấp. Mỗi ngày, trang trại xuất ra thị trường khoảng 200 kg với giá bán tầm 400.000 đồng/kg, thu nhập trung bình mỗi tháng của trang trại lên đến hàng tỷ đồng”.

    Chuyên gia dinh dưỡng TS. Lê Hải Yến cho biết, sung Mỹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn sung Việt gấp 1,5 lần và có một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà sung giống Việt không có. Sung Mỹ có hàm lượng vitamin A, B cùng nhiều loại khoáng chất như sắt, kali, magie, canxi… khá cao, giúp bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, sung Mỹ còn giúp chữa được nhiều căn bệnh khá hiệu quả như giảm cao huyết áp, ngăn ngừa loãng xương và thoái hóa cột sống, ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa đồng thời rất tốt cho sinh lý nam giới.

    Nhật Anh

    _NTD_So 441-442 In_Page_29
    5/5 - (1 bình chọn)

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng