Tiêu dùngSáu tháng đầu năm, QLTT phía Nam phạt 102 tỷ đồng hàng hóa vi phạm – Tiêu dùng

Ngày 29/6, Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị Giao ban công tác phối hợp 19 chi cục QLTT khu vực phía Nam. Trong 6 tháng đầu năm là thời gian trùng vào Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng cao đã tác động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ nhất là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Thói quen mua sắm,...
  • [Ngày của mẹ] 5 cách tuyệt vời để nói “Lời cảm ơn”
  • CVSKN Núi Thần Tài tổ chức chương trình thiện nguyện tặng quà Tết
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Sáu tháng đầu năm, QLTT phía Nam phạt 102 tỷ đồng hàng hóa vi phạm đến các bạn đọc

    Tran Hung
    Ngày 29/6, Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị Giao ban công tác phối hợp 19 chi cục QLTT khu vực phía Nam.

    Trong 6 tháng đầu năm là thời gian trùng vào Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng cao đã tác động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ nhất là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân thường thích mua hàng tại các điểm thuận tiện, giá rẻ. Do đó, nguy cơ về hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo an toàn thực phẩm là rất dễ xảy ra.

    Trong 6 tháng đầu năm, chi cục QLTT 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã kiểm tra 15.840 vụ (giảm 30% so với cùng kỳ), phát hiện vi 9.180 vụ (giảm 19%), xử lý 9.016 vụ (giảm 12%). Những vụ việc còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý. Thu phạt tổng số tiền 102 tỷ đồng (giảm 14%) và tịch thu nhiều hàng hóa vi phạm. Trong đó, Chi cục QLTT TP.HCM xử phạt 52 tỷ đồng, Chi cục QLTT Cần Thơ xử phạt 7 tỷ đồng, Chi cục QLTT Kiên Giang xử phạt 3 tỷ đồng…

    Ông Nguyễn Văn Bé Tư, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Hậu Giang, kiến nghị: Chính phủ, chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới (Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Long An, Bình Phước) tạo công ăn việc làm cho cư dân biên giới, tuyên truyền pháp luật cho người dân hiểu được tác hại và các chế tài khi tham gia buôn lậu thuốc lá. Đây là giải pháp căn cơ, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác chống buôn lậu, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá.

    Các đại biểu còn kiến nghị đối với hiệp hội, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh: Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin các trường hợp vi phạm và cách thức nhận biết hàng thật, hàng giả. Tự bảo vệ thương hiệu bằng nhiều phương thức như: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền; áp dụng khoa học công nghệ chống làm giả; phổ biến đến người tiêu dùng các phân biệt hàng thật, hàng giả…

    Nguyễn Như

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng