Tiêu dùngNghi án Chuỗi hàng hiệu xuất khẩu Torano bán hàng giả – hàng nhái-Tiêu dùng

Việt Nam, một đất nước hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đạt 2.300USD/ Năm. Tuy nhiên những cái tên xa xỉ, cao cấp trong thị trường thời trang thế giới lại có mặt khắp mọi nơi, từ những khu chợ tạm, cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương mại đều bày bán. Nhưng trên thực tế những sản phẩm này ra sao thì không phải ai cũng...
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Nghi án Chuỗi hàng hiệu xuất khẩu Torano bán hàng giả – hàng nhái đến các bạn đọc

    Việt Nam, một đất nước hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đạt 2.300USD/ Năm. Tuy nhiên những cái tên xa xỉ, cao cấp trong thị trường thời trang thế giới lại có mặt khắp mọi nơi, từ những khu chợ tạm, cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương mại đều bày bán. Nhưng trên thực tế những sản phẩm này ra sao thì không phải ai cũng biết.

    Trong vai một người mua hàng, dạo quanh chuỗi cửa hàng của 1 hệ thống Hàng Hiệu Xuất Khẩu Torano với 30 đại lý có mặt trên khắp cả nước. PV ghi nhận những cái tên như Gucci, Zara, mango đều có mặt tại đây và tất cả đều có nhãn mác, mã vạch hàng hóa rõ ràng.

    Khi được hỏi về hàng ở đây có phải là hàng hiệu chính hãng không thì nhân viên bán cho biết: ''chất liệu và kiểu giáng là của của mango và hàng là do cửa hàng nhập, còn nhập ở đâu thì không biết''.

    Để thông tin được khách quan, chúng tôi đã mang sản phẩm này đến một chi nhánh của hãng thời trang Mango. Tại đây nhân viên cho biết: ''Hiện sản phẩm của Mango có sản xuẩt tại Việt Nam, tuy nhiên mỗi sản phẩm xuất xưởng đều chịu sự giám sát khắt khe theo tiêu chuẩn của Mango. Và giá của một chiếc áo phong dòng Polo này khi bán ra thị trường giao động từ 800 ngàn đồng đến hơn 1 triệu''.

    Về việc này nhân viên khẳng định thêm, bất kỳ ai đã sử dụng hàng Mango chính hãng cũng có thể nhận ra chiếc áo này là hàng nhái thương hiệu Mango. Vậy một câu hỏi lớn đang đặt ra là khi người tiêu dùng mua phải những sản phẩm này vô hình chung có đang đang tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái thương hiệu?

    Trước thực trạng đó, hành vi kinh doanh, tiêu thụ giả mạo xuất xứ hàng hóa đã được bảo hộ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Mà quan trọng đã làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm hàng hóa trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế.

    Sự việc thương hiệu Khaisilk, một thương hiệu nổi tiếng trên thị thường thời trang Việt Nam thời gian vừa qua là một bài học lớn cho các doanh nghiệp. Theo thống kê Cục quản lý thị trường, trong năm 2017, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm tra 164.355 vụ; phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm; giá trị hàng tịch thu 215,089 tỷ đồng; ước trị giá hàng tiêu hủy 206,4 tỷ đồng.

    Vì Vậy, quay trở lại với chuỗi cửa hàng xuất khẩu Torano thì chế tài xử lý như thế nào? Torano liệu có đang vì lợi ích kinh tế mà lừa dối người tiêu dùng, vi phạm luật kinh doanh không? Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trường.

    Ngọc Hải

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng