Tiêu dùngCông ty TNHH Đông dược Bảo Long “phù phép” thực phẩm chức năng thành thuốc chữa bệnh? – Tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại thực phẩm chức năng đang được quảng cáo và bày bán công khai được “phù phép” có tác dụng chữa bệnh như thuốc. Đánh vào tâm lý người bệnh, các quảng cáo hấp dẫn của thực phẩm chức năng mang lại cảm giác an tâm cho người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm sản xuất từ ..
  • Cùng con khám phá siêu nhà máy sữa của Vinamilk – Tiêu dùng
  • “Bí kíp” tặng quà Trung Thu vừa sang trọng, tế nhị mà thiết thực – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Công ty TNHH Đông dược Bảo Long “phù phép” thực phẩm chức năng thành thuốc chữa bệnh? đến các bạn đọc

    Trên thị trường hiện nay, nhiều loại thực phẩm chức năng đang được quảng cáo và bày bán công khai được “phù phép” có tác dụng chữa bệnh như thuốc. Đánh vào tâm lý người bệnh, các quảng cáo hấp dẫn của thực phẩm chức năng mang lại cảm giác an tâm cho người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm sản xuất từ thảo dược tự nhiên, không di ứng, không gây tác dụng phụ và đặc biệt có công dụng trị các chứng bệnh thần kỳ.

    Tuy nhiên, quảng cáo mỹ miều là thế nhưng người tiêu dùng hoàn toàn đang bị lầm tưởng, nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng với thuốc, giữa tác dụng hỗ trợ điều trị với điều trị. Vừa qua, hàng loạt các công ty trên khắp cả nước đã bị Cục An toàn thực phẩm “túm gáy”, xử lý các sai phạm nghiêm trọng về quảng cáo với số tiền phạt không nhỏ. Dưới góc độ tìm hiểu từ báo chí, mới đây nhất, báo Người tiêu dùng lại nhận được phản ánh của bạn đọc về việc Công ty TNHH Đông dược Bảo Long (có địa chỉ tại thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đang có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng khi quảng cáo một loạt thực phẩm chức năng thành thuốc chữa bệnh.

    Thực phẩm chức năng biến thành thuốc chữa bệnh.

    Cụ thể, theo cung cấp từ bạn đọc, trên trang web “https://congtyduocbaolong.com” được cho là của Công ty TNHH Đông dược Bảo Long (Công ty Bảo Long) giới thiệu một loạt các sản phẩm: Bảo Long Xanh, Hạ men gan – Bảo Long Xanh, Bảo Cốt Linh, Thông mạch kiện não – Đông dược Bảo Long… là thuốc chữa bệnh.

    Một vài trích dẫn từ trong các bài viết quảng cáo bán hàng trên trang web này, rõ ràng, chính người bán cũng không phân biệt được đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng (?) hoặc có thể, họ biết nhưng đang cố tình gây nhầm lẫn cho khách hàng.

    “Thuốc hỗ trợ điều trị hiêu quả: Sản phẩm thuốc hỗ trợ Hạ men gan – Bảo Long Xanh là sản phẩm được bào chế theo y học cổ truyền, được nghiên cứu, định lượng, cải tiến… được bào chế và nghiên cứu bởi các lương y, chuyên gia với hàng chục năm kinh nghiệm trong việc điều trị bằng đông y với các thành phần được chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên theo công thức đặc biệt của chúng tôi giúp nhuận gan, lợi mật, hạ men gan”.

    “Thuốc đông dược Bảo Cốt Linh giúp điều trị hiệu quả chứng thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, dị dạng khớp, viêm đau thần kinh vai gáy, viêm đau thần kinh tọa, chân tay tê dại, bệnh guot”.

    Ngoài ra, theo phản ánh, trong danh mục những sản phẩm đang lưu hành của Bảo Long, còn nhiều sản phẩm chưa được cấp giấy công bố hợp quy/ giấy xác nhận phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm đã được bày bán.

    Trước những thông tin này, PV báo Người tiêu dùng đã làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn y dược Bảo Long để làm rõ vấn đề. Theo đó, khi được xem về những bài viết trên trang web https://congtyduocbaolong.com, ông Khai phủ nhận đây không phải trang web của công ty, Bảo Long chỉ có trang web chính thức là https://baolongduong.vn.

    bl1

    “Những sản phẩm đã có công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm thì chúng tôi công bố trên web để giới thiệu đến người tiêu dùng. Những sản phẩm này của công ty là thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc như thông tin các bạn cung cấp. Về trang web congtyduocbaolong.com, đúng thật hình ảnh là sản phẩm của công ty tôi nhưng số điện thoại và danh tính người liên hệ cho sản phẩm này tôi cũng không biết và chưa gặp bao giờ, có thể họ là đại lý phân phối. Tôi sẽ gọi điện yêu cầu họ dỡ bỏ ngay thông tin sai lệch về sản phẩm của chúng tôi”, ông Nguyễn Hữu Khai cho biết.

    Cụ thể, theo ông Khai, hiện tại công ty có hơn 30 sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm, những sản phẩm chưa được cấp công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, ông chỉ bày bán lưu hành lại cơ sở chuẩn trị. Về phần quảng cáo, các sản phẩm chỉ quảng cáo trên trang web baolongduong.vn, những trang khác quảng cáo sản phẩm, công ty không chịu trách nhiệm.

    Liên quan đến quảng cáo loại thực phẩm này, tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng đã nhấn mạnh: Nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải phù hợp với giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

    Theo đó, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải bao gồm: Tên thực phẩm chức năng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tác dụng chính và tác dụng phụ (nếu có); khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Đặc biệt, không được quảng cáo gây hiểu lầm sản phẩm thực phẩm chức năng đó là thuốc.

    duoc bao long
    Một sản phẩm của Công ty Đông dược Bảo Long thiếu dòng cảnh bảo không phải là thuốc và không có thông tin về đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường.

    Đối chiếu với các quy định nêu trên, có thể dễ dàng nhận thấy, các bài giới thiệu sản phẩm của Công ty Bảo Long trên trang web chính thức cũng đang vi phạm khi hoàn toàn bỏ quên câu cảnh báo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và thiếu mất tên, địa chỉ của đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường.

    Hình thức xử lý: Điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ phẩm quy định cũng quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

    Như vậy, với việc quảng cáo có dấu hiệu sai phạm như trên, PV báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục liên hệ làm việc với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế để có hướng xử lý nghiêm khắc, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ.

    Dương Nhung – Ngọc An

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng