Tiêu dùngCảnh giác với dịch vụ tài chính tiêu dùng khả nghi – Tiêu dùng

Những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật Theo dữ liệu tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương (Cục CT-BVNTD), đã có nhiều phản ánh khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các hành vi của những đơn vị cung cấp dịch vụ ch..
  • Nam A Bank gia tăng giá trị cho khách hàng doanh nghiệp
  • “Hành trình tương lai xanh” cùng Vinmart & Vinmart+ – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Cảnh giác với dịch vụ tài chính tiêu dùng khả nghi đến các bạn đọc

    Những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật

    Theo dữ liệu tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương (Cục CT-BVNTD), đã có nhiều phản ánh khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các hành vi của những đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng như sau:

    Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay đã cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác, dùng thủ thuật che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch về nội dung của hợp đồng, bao gồm thông tin về lãi suất, về thời hạn vay, về các mức phạt, phí hủy hợp đồng…

    Không thực hiện việc thẩm định thông tin của người tiêu dùng, chỉ cần ký tên là người tiêu dùng được phê duyệt khoản vay.

    Không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng nghiên cứu, tạo tâm lý để người tiêu dùng ký hợp đồng khi chưa nắm rõ các nội dung, không cung cấp hợp đồng đã ký để người tiêu dùng lưu giữ và theo dõi.

    Theo Cục CT-BVNTD, những hành vi nêu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính.

    (Ảnh minh họa).

    Khủng bố cả đồng nghiệp và người thân của người tiêu dùng

    Những hành vi nêu trên ảnh hưởng đến tài sản và sự an toàn của người tiêu dùng như: Khi không có khả năng tài chính để trả nợ do kỳ hạn vay thực tế dài hơn so với kỳ hạn người tiêu dùng được thông báo bởi nhân viên tư vấn, dẫn đến số tiền trả nợ tăng dần lên nhiều lần, hoặc do mức lãi suất thực tế cao hơn nhiều lần so với thông tin được tư vấn, thì người tiêu dùng sẽ bị các khoản phạt và bị liên tục nhắn tin đòi nợ. Nhiều trường hợp đòi nợ có dấu hiệu đe dọa, khủng bố liên hệ đến đồng nghiệp và cả người thân của người tiêu dùng. Một số trường hợp người tiêu dùng đã phải chuyển nhà, tắt điện thoại để tránh nguy cơ bị đe dọa từ hoạt động thu hồi nợ…

    Những hướng dẫn cần lưu ý

    Để tránh các nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, Cục CT-BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng một số nội dung:

    – Cân nhắc kỹ trước khi ký hợp động vay tiền mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

    – Chỉ ký các tài liệu khi đã nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung và bảo đảm chắc chắn các thông tin đó được thể hiện chính xác trên tài liệu được yêu cầu ký.

    – Yêu cầu cung cấp hợp đồng, tài liệu giao dịch có đầy đủ chữ ký, con dấu của đơn vị cung cấp dịch vụ để lưu giữ đối chiếu và thực hiện đúng theo nội dung trong hợp đồng.

    – Khi có tranh chấp, phát sinh, ngoài việc phản ảnh qua điện thoại tới bộ phận liên quan của đơn vị cung cấp dịch vụ. Người tiêu dùng nên kết hợp việc gửi email hoặc gửi thư để bảo đảm lưu vết thông tin, tránh trường hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính đưa ra lý do không tiếp nhận được khiếu nại của người tiêu dùng nên không có cơ sở giải quyết.

    Anh Trinh

    _NTD_So 161_In_Page_10
    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng