Tiêu dùngBộ Công thương khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ văn bản thỏa thuận khi mua ô tô

Càng những tháng cuối năm, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô càng thi nhau giảm giá, trong bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô giảm từ 30% xuống 0%. Điều này đã thực sự hấp dẫn những người có nhu cầu "tậu xe chơi Tết". Vì thế, để tránh những thiệt hại đáng tiếc do không đọc kỹ biên bản thỏa thuận khi giao dịch, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu...
  • Sở Y tế Hà Nội công bố kết luận về chất lượng sản phẩm Deaura
  • “HOT Mom” Nam Thương: “Tết phải là những ngày vui”
  • Càng những tháng cuối năm, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô càng thi nhau giảm giá, trong bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô giảm từ 30% xuống 0%. Điều này đã thực sự hấp dẫn những người có nhu cầu "tậu xe chơi Tết". Vì thế, để tránh những thiệt hại đáng tiếc do không đọc kỹ biên bản thỏa thuận khi giao dịch, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã khuyến cáo đối với người tiêu dùng.

    Cụ thể, theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015, "Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

    Như vậy, nếu khách hàng đặt cọc mua ô tô nhưng đại lý không giao xe thì họ sẽ phải trả gấp đôi số tiền đặt cọc cho người mua (nếu không có thỏa thuận nào khác giữa hai bên). Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, để có lợi cho mình một số đại lý xe hơi khi thảo biên bản thỏa thuận đặt cọc đã cố tình lờ đi nghĩa vụ "đền" gấp đôi tiền cọc khi không từ chối giao xe…

    Tương tự, Điều 16, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định, “doanh nghiệp không được phép quy định trong các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung khi giao kết với người tiêu dùng các điều khoản có nội dung: Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Tức, giá bán là giá khi ký kết thỏa thuận, không được thay đổi khi giao cho người mua…

    Chính vì không nắm rõ quy định này và không đọc kỹ các điều khoản trong văn bản thỏa thuận khi tiến hành giao dịch nên không ít khách hàng đã bị ép phải trả thêm một khoản tiền không nhỏ vào thời điểm giao xe, khiến họ mất tiền cọc nếu bỏ không mua, hoặc vẫn chấp nhận mua sẽ chịu thiệt thòi.

    Châm Ngô

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng