Tiêu dùngBản tin Tâm điểm tiêu dùng: Thương hiệu Rượu Việt “mập mờ” nguồn gốc xuất xứ? – Tiêu dùng

Rượu kém chất lượng có chứa hóa chất độc hại là một trong những nội dung được nhắc đến nhiều nhất trong các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, tại Hà Nội, năm 2017 đã có hàng chục người tử vong và hàng trăm người bị ngộ độc do rượu. Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các loại rượu này, nhóm phóng viên báo Người Tiêu Dùng đã vào...
  • Bệnh viện Quốc tế City tặng 2.000 mẫu thử xét nghiệm miễn phí bệnh Ung thư đại trực tràng – Tiêu dùng
  • Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP. HCM 2018: Không chỉ là mua sắm-Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Thương hiệu Rượu Việt “mập mờ” nguồn gốc xuất xứ? đến các bạn đọc

    Rượu kém chất lượng có chứa hóa chất độc hại là một trong những nội dung được nhắc đến nhiều nhất trong các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, tại Hà Nội, năm 2017 đã có hàng chục người tử vong và hàng trăm người bị ngộ độc do rượu.

    Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các loại rượu này, nhóm phóng viên báo Người Tiêu Dùng đã vào cuộc khảo sát tình trạng rượu đang được bày bán tràn lan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Dạo quanh phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) nơi đây được mệnh danh là thiên đường của rượu nấu và rượu ngâm. Qua quan sát, các chai rượu được đóng trong chai nhựa, thủy tinh với đủ loại màu sắc, trên đó là mỗi loại tên khác nhau, điển hình như rượu táo mèo được bán với giá khoảng 60.000 đồng/lít, rượu ba kích khoảng 150.000 đồng/lít…. Đặc biệt, hầu hết các chai rượu này đều không có nhãn mác.

    Có mặt tại một nhà hàng nằm trên phố hoàng ngân, nơi đây bày bán đầy đủ các loại rượu khác nhau. Nhân viên ở đây giới thiệu về các loại rượu tự nấu được nhà hàng tự mua rượu trắng về ngâm trong bồn téc lớn mà không có bất kì một tem mác hay giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nào.

    Đặc biệt, nhân viên mời chào về một loại rượu mang Thương Hiệu "rượu việt" của công ty CP sản xuất Rượu Việt. Được đóng trong những chai thủy tinh có thể tích 500 ML với mẫu mã và hình thức khá bắt mắt. Điều khó hiểu là trên tem mác của thương hiệu này “mập mờ” về cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất không rõ ràng.

    Trong khi đó, theo luật doanh nghiệp quy định tại điều 31 khoản 2: "Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp"

    Để thông tin được khách quan hơn chúng tôi đã có mặt tại một nhà hàng nằm trên phố Lê Quang Đạo. Nơi đây chúng tôi cũng đc mời chào rất nhiệt tình về Thương Hiệu "Rượu Việt".

    Trước sự khó hiểu này, Nhóm PV báo Người Tiêu Dùng đã tìm đến cơ sở sản xuất của công ty CP sản xuất Rượu Việt tại Ỷ La, Dương Nội, Quận Hà Đông. Ghi nhận tại ngõ 285 Ỷ La, chỉ có một con đường duy nhất đi vào, bên trái là kênh mương, bên phải là một số hộ dân sinh sống, một phần tiếp giáp với cơ sở sản xuất than nằm cạnh chân cầu La Khê. Trước cửa có 2 camera và không có biển tên công ty, hoạt động hay không hoạt động thì cũng luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

    Khi đột nhập vào phía sau của cơ sở này, quang cảnh mà chúng tôi nhìn thấy đươc là hàng nghìn chai lọ đươc chất đầy kín một kho hàng. Phía ngoài là Hàng loạt bã, vỏ của táo mèo, mơ, nấm, thuốc bắc được chất đống gây mất vệ sinh nghiêm trọng.

    Một công ty đã đi vào hoạt động được 7 năm nhưng lại không có đến một cái biển tên? Địa chỉ cơ sở sản xuất thì lại "mập mờ", Hoạt động sản xuất rượu luôn trong tình trạng đóng kín cửa? Khác hẳn với chai rượu được công ty CP sản xuất Rượu Việt bày bán đẹp mắt trong các nhà hàng, quán nhậu.

    Điều này đặt lên câu hỏi lớn về chất lượng của Rượu Việt có thật sự đảm bảo hay không? Một thương hiệu đã có thị trường vững chắc tất cả 3 miền Bắc – Trung – Nam nhưng cơ sở sản xuất lại không có lấy 1 bảng tên? Dư luận và người tiêu dùng có thực sự an tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty cổ phần sản xuất rượu việt?

    Báo Người tiêu dùng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng làm rõ sự việc trên để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

    Điều 31. Tên doanh nghiệp

    1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng.

    2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

    3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

    Huyền Anh – Minh Dân – Thanh Dũng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng