Khám pháCon số kỷ lục 8,5 triệu người Trung Quốc vỡ nợ bị vào danh sách đen: Hạn chế cả những điều thiết yếu – Khám phá

Tỷ lệ vỡ nợ kỷ lục tại Trung QuốcTheo tờ Financial Times, tỷ lệ vỡ nợ của những người đi vay tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cho thấy mức độ suy giảm kinh tế của nước này và những trở ngại cho một sự phục hồi hoàn toàn. Theo tòa án địa phương Trung Quốc, có tổng cộng 8,54 triệu người -...
  • Cuộc đời “nhiều mặt” của Sidney Reilly – hình tượng nguyên mẫu cho nhân vật siêu điệp viên 007 trong loạt phim cùng tên – Khám phá
  • Mất 71 năm để học xong đại học, bà cụ tốt nghiệp ở tuổi 90 – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Con số kỷ lục 8,5 triệu người Trung Quốc vỡ nợ bị vào danh sách đen: Hạn chế cả những điều thiết yếu đến các bạn đọc

    Tỷ lệ vỡ nợ kỷ lục tại Trung Quốc

    Theo tờ Financial Times, tỷ lệ vỡ nợ của những người đi vay tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cho thấy mức độ suy giảm kinh tế của nước này và những trở ngại cho một sự phục hồi hoàn toàn.

    Theo tòa án địa phương Trung Quốc, có tổng cộng 8,54 triệu người – hầu hết trong độ tuổi từ 18 đến 59 – chính thức bị cơ quan chức năng đưa vào danh sách đen sau khi không thanh toán được các khoản vay từ thế chấp nhà đến các vay kinh doanh.

    Con số đó, tương đương với khoảng 1% người trưởng thành ở Trung Quốc trong độ tuổi lao động, tăng so với mức 5,7 triệu người vỡ nợ vào đầu năm 2020, do lệnh phong tỏa bởi đại dịch COVID-19 và các hạn chế khác.

    Financial Times nhận định, số lượng người vỡ nợ tăng vọt sẽ làm gia tăng khó khăn trong việc củng cố niềm tin của người tiêu dùng tại Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nguồn cầu quan trọng toàn cầu. Tình trạng này cũng cho thấy nước này đang thiếu luật phá sản cá nhân.

    Theo Financial Times, điều này càng tạo thêm lực cản cho nền kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản và niềm tin của người tiêu dùng.

    Người đi vay sẽ bị đưa vào danh sách đen sau khi bị các chủ nợ, chẳng hạn như ngân hàng, khởi kiện và sau đó bỏ qua thời hạn thanh toán tiếp theo.

    Dan Wang – nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc – cho biết: "Số người vỡ nợ tăng vọt là sản phẩm của không chỉ các vấn đề mang tính chu kỳ mà còn cả về cơ cấu… Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nữa trước khi nó trở nên tốt hơn."

    Khủng hoảng nợ cá nhân sau làn sóng vay tiêu dùng

    Theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc – tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng nợ cá nhân diễn ra sau làn sóng vay tiêu dùng ở Trung Quốc. Nợ hộ gia đình tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, lên mức 64% vào tháng 9.

    Nhưng các nghĩa vụ tài chính ngày càng gia tăng dần trở nên khó quản lý khi tăng trưởng tiền lương bị đình trệ hoặc chuyển sang mức âm trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

    Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc thiếu tiền mặt phải rất khó khăn để kiếm sống, nhiều người đã ngừng thanh toán các hóa đơn. Không ít người cũng đang phải vật lộn để tìm việc làm: tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên nước này đạt mức kỷ lục 21,3% trong tháng 6.

    John Wang, cựu nhân viên văn phòng ở Thượng Hải đã không trả được nợ sau khi mất việc vào tháng 5, cho biết: "Tôi sẽ thanh toán số nợ thẻ tín dụng 28.000 RMB (khoảng 96 triệu VNĐ) của mình khi tôi có việc làm… Tôi không biết khi nào có thể thực hiện điều đó."

    Ngân hàng Thương mại Trung Quốc trong tháng này cho biết, các khoản nợ xấu từ thanh toán bằng thẻ tín dụng quá hạn 90 ngày đã tăng 26% vào năm 2022 so với một năm trước đó.

    Con số kỷ lục 8,5 triệu người Trung Quốc vỡ nợ bị vào danh sách đen: Hạn chế cả những điều thiết yếu - Ảnh 2.

    Người trong danh sách đen đối mặt với hàng loạt hạn chế

    Cuộc sống của những người đi vay nằm trong danh sách đen có thể gặp khó khăn khi họ phải đối mặt với hàng loạt hạn chế do cơ quan chức năng Trung Quốc áp đặt. Những người này và gia đình của họ bị cấm làm việc trong khối nhà nước và thậm chí họ có thể bị cấm sử dụng đường giao thông có thu phí.

    Jane Zhang – chủ một công ty quảng cáo ở tỉnh Giang Tây, phía đông nam Trung Quốc, người không trả được nợ ngân hàng – cho biết, cô rất lo lắng khi hồi tháng 5, tòa án địa phương cấm cô sử dụng ví điện tử WeChat Pay để thanh toán các giao dịch.

    Khi tình trạng vỡ nợ tăng cao, các chuyên gia pháp lý tại Trung Quốc đã đề xuất ban hành luật phá sản cá nhân với việc giảm nợ cho các cá nhân mất khả năng thanh toán.

    Giáo sư luật Liu Junhai tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, người đã tham gia soạn thảo luật phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc, cho biết: "Chúng ta cần tìm ra cách giúp những cá nhân vỡ nợ đứng lên trở lại."

    Nhưng theo Financial Times, vấn đề minh bạch liên quan đến tài chính cá nhân đã khiến các biện pháp đó gặp khó khăn khi thực hiện. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đạt được không nhiều tiến bộ trong việc thông qua các quy định về công khai tài sản cá nhân do những trở ngại từ nhiều phía.

    Với rất ít hy vọng được cứu trợ, nhiều người đi vay nằm trong danh sách đen đã từ bỏ việc "hồi phục sức khỏe tài chính".

    Cô Zhang quyết định đóng cửa công ty quảng cáo của mình sau khi nhận hình phạt từ chính quyền địa phương. Các đối tác cũng bị cấm giao dịch với công ty của Zhang do nằm trong danh sách đen.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá