Độc lạVì sao chim tu hú được mệnh danh là ‘ác điểu’, loài chim ‘độc ác’ và ‘máu lạnh’ nhất thế giới – Độc lạ

Chim tu hú hay còn gọi là tu hú châu Á, sống tập trung ở các vùng đồng bằng và trung du Nam Á, từ Ấn Độ, Sri Lanka, đông nam Trung Quốc, quần đảo Sunda Lớn tới bán đảo Đông Dương và Thái Lan. Bất kể loài nào trong thế giới tự nhiên đều được sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi bố mẹ của mình, nhưng đờ..
  • Bà mẹ 2 con Mai Thu Huyền lần đầu tiết lộ bí quyết… “trẻ mãi không già”-Độc lạ
  • Thịt trâu, bò nhập khẩu giá rẻ bằng 1/3 trong nước-Độc lạ
  • Chuyên mục Độc lạ giới thiệu bài Vì sao chim tu hú được mệnh danh là ‘ác điểu’, loài chim ‘độc ác’ và ‘máu lạnh’ nhất thế giới đến các bạn đọc

    Chim tu hú hay còn gọi là tu hú châu Á, sống tập trung ở các vùng đồng bằng và trung du Nam Á, từ Ấn Độ, Sri Lanka, đông nam Trung Quốc, quần đảo Sunda Lớn tới bán đảo Đông Dương và Thái Lan.

    Bất kể loài nào trong thế giới tự nhiên đều được sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi bố mẹ của mình, nhưng đời sống của loài tu hú lại nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Thay vì tự làm tổ, ấp trứng và nuôi con, loài tu hú lại có một tập tính đẻ nhờ.

    Tu hú mẹ sẽ lén lút đẻ nhờ vào một tổ chim khác, thường là chim sẻ hay chim chích,… trước khi đi, tu hú mẹ còn lấy đi một quả trứng thật rồi để lại trứng của mình. Chim mẹ không hề hay biết gì và vẫn tiếp tục ấp trứng như bình thường.

    Tu hú thường nở trước trứng của các loài còn lại, ngay từ khi mới nở, còn đỏ hỏn nhưng tu hú con đã thể hiện bản năng sinh tồn máu lạnh của mình. Nó dùng sức mạnh, đẩy những quả trứng còn lại ra khỏi tổ, để độc chiếm vị trí số 1, chiếm mọi nguồn thức ăn.

    Với việc là đứa con độc nhất, lại nhận được sự chăm sóc hết lòng của bố mẹ nuôi, tu hú non lớn nhanh như thổi, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thân hình tu hú con thậm chí còn lớn gấp đôi thân hình của bố mẹ nuôi. Khi đã đủ lông, đủ cánh, chúng bỏ đi không một sự đền đáp.

    Theo giới khoa học, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này.

    Vì vậy việc đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non, đây cũng được xem là tập tính sinh tồn thông minh nhất.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Phát hiện vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc – Độc lạ
  • Truyền thông thế giới ‘ngưỡng mộ’ người rừng Thái Lan sống trong hang và quan hệ với hàng loạt gái tây xinh đẹp – Độc lạ
  • Thành phố Mexico cho phép “quan hệ” thoải mái nơi công cộng – Độc lạ
  • Bức ảnh gây bão nhất sáng nay – Em bé vừa được đưa ra khỏi bụng mẹ với biểu cảm không thể “ngầu” hơn – Độc lạ
  • Myanmar đất nước của những ‘mỹ nhân hươu cao cổ’ – Độc lạ