Khám pháTrung Quốc công bố dự thảo quy định kiểm soát dịch vụ tạo bởi AI – Khám phá

Dự thảo quy định có tên “Biện pháp quản lý các dịch vụ do trí tuệ nhân tạo tạo thành”, khẳng định Trung Quốc ủng hộ tự chủ sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng và hợp tác quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời khuyến khích sử dụng phần mềm, công cụ, máy tính và tài nguyên dữ liệu an toàn, đáng tin cậy. Trí tuệ nhân tạo. Đồ họa: FCW. Tuy nhiên,...
  • Cô bé “gây bão” nhờ gương mặt tựa thiên thần, nhưng ít ai biết được phía sau nhan sắc ấy là căn bệnh hiếm gặp – Khám phá
  • 40 tuổi dính sa thải, tôi ứa nước mắt nhận ra sự thật: Từ từ già đi khi chẳng có thành tựu là cảm giác rất bất lực, chỉ có chăm chỉ mới là lối thoát duy nhất! – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Trung Quốc công bố dự thảo quy định kiểm soát dịch vụ tạo bởi AI đến các bạn đọc

    Dự thảo quy định có tên “Biện pháp quản lý các dịch vụ do trí tuệ nhân tạo tạo thành”, khẳng định Trung Quốc ủng hộ tự chủ sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng và hợp tác quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời khuyến khích sử dụng phần mềm, công cụ, máy tính và tài nguyên dữ liệu an toàn, đáng tin cậy.

    Trí tuệ nhân tạo. Đồ họa: FCW.

    Tuy nhiên, quy định cũng yêu cầu gửi đánh giá bảo mật cho cơ quan quản lý không gian mạng quốc gia trước khi cung cấp dịch vụ ra công chúng. Ngoài ra, nội dung do AI tạo ra phải thể hiện được các giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, không chứa các nội dung lật đổ chính quyền, lật đổ chế độ, kích động ly khai, phá hoại thống nhất đất nước, cổ vũ khủng bố, cực đoan, kích động hận thù, kỳ thị dân tộc, bạo lực, đồi trụy, thông tin sai sự thật và các nội dung có thể gây rối loạn trật tự kinh tế xã hội.

    Theo dự thảo mới, các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của dữ liệu được sử dụng để tạo ra các sản phẩm AI, đồng thời phải yêu cầu người dùng cung cấp danh tính và thông tin xác thực. Các nhà cung cấp sẽ bị phạt tiền từ 10.000 đến 100.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đến 350 triệu đồng), đình chỉ dịch vụ hoặc thậm chí đối mặt với truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không tuân thủ các quy định. Với những nội dung được tạo ra không phù hợp, các công ty sẽ phải cập nhật công nghệ trong vòng 3 tháng để ngăn nội dung tương tự được tạo ra một lần nữa.

    Dự thảo quy định mới đang được lấy ý kiến trong công chúng đến hết ngày 10/5 và dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay.

    Dự thảo được công bố trong bối cảnh nhiều quốc gia cũng đang tìm cách hạn chế nguy cơ từ AI, hàng loạt ông lớn công nghệ bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và mức độ phổ biến đối với người dùng trong những tháng gần đây, sau khi OpenAI tung ra chatbot ChatGPT.

    Cùng thời điểm dự thảo công bố, cũng trong ngày 11/4, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba cho biết, tất cả các sản phẩm và nền tảng của họ, bao gồm nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi như Tmall và Taobao, nền tảng giao tiếp doanh nghiệp DingTalk và nền tảng video Youku, sẽ được kết nối với Tongyi Qianwen, dịch vụ chatbot tương tự ChatGPT. Tencent cũng đang phát triển một chatbot giống ChatGPT và sẽ được tích hợp vào ứng dụng của các dịch vụ như QQ và WeChat, trong khi Baidu hồi tháng 2 đã cho ra mắt chatbot có tên “ERNIE Bot”.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá