Du lịchTrầm trồ trước vẻ đẹp huyền bí của những vùng đất ‘ngoài hành tinh’ có thực

Đảo Socotra, nằm ngoài khơi vùng biển của Cộng hòa Yemen, là quê hương của loài cây Huyết Rồng với hình thù kì lạ. Thực chất, có đến một phần ba loài cây trên đảo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất. Sự hình thành của quặng lưu huỳnh và mỏ muối khiến cho Lòng chảo Danakil thuộc Ethiopia được mệnh danh là “vùng đất chết” trên hành...
  • Đạo diễn phim ‘Kong’ đưa gia đình thăm Việt Nam
  • Suối Yến chùa Hương mùa thu rực rỡ sắc hồng hoa súng
  • Đảo Socotra, nằm ngoài khơi vùng biển của Cộng hòa Yemen, là quê hương của loài cây Huyết Rồng với hình thù kì lạ. Thực chất, có đến một phần ba loài cây trên đảo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.

    Sự hình thành của quặng lưu huỳnh và mỏ muối khiến cho Lòng chảo Danakil thuộc Ethiopia được mệnh danh là “vùng đất chết” trên hành tinh.

    Vẻ đẹp kì ảo của dãy núi Tianzi thuộc Trung Quốc đã trở thành cảm hứng thiết kế cho “bom tấn” đình đám Avatar.

    Giant’s Causeway (Tạm dịch: Con đường của người khổng lồ) được ví như “báu vật tự nhiên” của Ireland, với hơn 40.000 cột đá đối xứng, đan xen nhau, là kết quả của một vụ phun trào núi lửa từ thời cổ đại.

    “Nghĩa địa cây khô” Deadvlei ở sa mạc Nambia là một vùng đất khô cằn với những cây Keo chết khô nằm rải rác, có hình thù kì quái được ví như bộ xương người.

    Những màu sắc sặc sỡ của dãy núi Zhangye Danxia, Trung Quốc, là kết quả của quá trình bào mòn sa thạch đỏ trong suốt 27 triệu năm.

    Cấu trúc Richat thuộc Mauritania, còn gọi là “con mắt của Sahara”, là kết cấu địa chất dài hơn 40km được hình thành từ quá trình xói mòn đất chứ không phải từ…một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh như nhiều người vẫn tưởng.

    Hang động cổ Waitomo Glowworm, New Zealand mang ánh sáng lấp lánh, huyền ảo của những con đom đóm.

    Biển Đỏ ở Trung Quốc được bao phủ bởi loài tảo có tên gọi là Sueda, tạo nên một cảnh tượng rực rỡ hiếm thấy vào mùa thu.

    Vẻ đẹp kì ảo, xanh biếc lấp lánh của hang động đá cẩm thạch ở Chile là kết quả của quá trình xâm thực do sóng trong suốt 6.000 năm.

    ChAnh (Theo Thisisinsider)Nguồn: https://saostar.vn/diem-den/tram-tro-truoc-ve-dep-huyen-bi-cua-nhung-vung-dat-ngoai-hanh-tinh-co-thuc-2062701.html

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Ngắm nhìn ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ – Du lịch
  • Hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà” ghi danh Di sản thế giới – Du lịch
  • Cận cảnh SVĐ hơn 100 tuổi đội tuyển Việt Nam sắp thi đấu ở World Cup 2023 – Du lịch
  • Rapper đình đám xứ Hàn hào hứng check-in chợ Bến Thành – Du lịch
  • Nông trại gần sát TP.HCM được các phụ huynh tìm đến cho các bé trải nghiệm hái quả, bắt cá, chèo xuồng dịp nghỉ hè – Du lịch