Khám pháToàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? – Khám phá

"Giáng sinh trắng" cướp đi sinh mạng nhiều ngườiHôm 25/12 theo giờ Mỹ, nhiều vùng trên cả nước ghi nhận tình trạng băng giá và bão tuyết, có nơi nhiệt độ xuống dưới -40 độ C. Theo Guardian, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt tác động khoảng 150 triệu người Mỹ và khiến những người vô gia cư đặc biệt bị đe dọa tới tính mạng, sức khỏe. Theo NBC thống kê, đã có tới...
  • Người Singapore: Hàng xóm của chúng tôi là… gà hoang – Khám phá
  • Vụ rơi máy bay ở Nepal: Toàn bộ 72 người đã thiệt mạng – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Toàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? đến các bạn đọc

    "Giáng sinh trắng" cướp đi sinh mạng nhiều người

    Hôm 25/12 theo giờ Mỹ, nhiều vùng trên cả nước ghi nhận tình trạng băng giá và bão tuyết, có nơi nhiệt độ xuống dưới -40 độ C. Theo Guardian, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt tác động khoảng 150 triệu người Mỹ và khiến những người vô gia cư đặc biệt bị đe dọa tới tính mạng, sức khỏe.

    Theo NBC thống kê, đã có tới 41 người chết vì các lý do liên quan đến thời tiết trong hôm 25/12. Giao thông cả nước bị ảnh hưởng; không chỉ đường bộ, ngay cả đường hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hơn 3.300 chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy, 11.000 chuyến khác bị hoãn chỉ trong ngày Giáng sinh.

    Xe dọn tuyết ở thành phố Detroit, 23/12.

    Theo thống đốc bang New York, cơn bão tuyết vừa quét qua thành phố Buffalo – một khu vực bị tác động đặc biệt nghiêm trọng, "sẽ đi vào lịch sử như trận bão tuyết tàn khốc nhất trong lịch sử". AFP cũng cho biết đêm 24 vừa qua có thể là đêm Giáng sinh lạnh nhất lịch sử nước này.

    Al Jazeera báo cáo, giá lạnh có thể tiếp tục làm tổn hại thêm nhân mạng khi nhiều người sẽ bị kẹt trong xe, chưa kể tình trạng mất điện ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh.

    Phần lớn thiệt hại về người tập trung trong và xung quanh thành phố Buffalo ở rìa Hồ Erie ở phía tây bang New York, do tuyết gặp "hiệu ứng hồ" nên lạnh và dày hơn. Hiệu ứng hồ xảy ra khi không khí lạnh giá di chuyển trên vùng nước hồ ấm – tạo ra giá lạnh sâu kéo dài suốt cuối tuần lễ Giáng sinh.

    Quy mô của cơn bão tuyết được đặt tên là Elliott gần như chưa từng có tiền lệ, trải dài từ Ngũ Đại Hồ gần Canada đến sông Rio Grande dọc biên giới với Mexico. Khoảng 60% dân số Hoa Kỳ nhận được cảnh báo, và nhiệt độ giảm mạnh dưới mức bình thường từ phía đông của dãy núi Rocky đến Appalachia, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết.

    Giá lạnh và bão tuyết kỷ lục có tác động thế nào?

    Nhà khoa học khí hậu Daniel Swain cho biết giá lạnh tác động lên cơ thể con người hoặc cơ sở vật chất trong tình hình hiện nay sẽ nghiêm trọng hơn bởi nhìn chung, loài người đang chứng kiến hiếm sự kiện giá lạnh sâu đến mức như vậy hơn so với trước đây.

    Các sự kiện lạnh sâu như vậy không phải chưa từng xảy ra, nhưng chúng đang trở nên nghiêm trọng hơn. Sự thay đổi mạnh mẽ và đột ngột về thái cực thời tiết, từ mức nhiệt cao kỷ lục sang mức thấp đột ngột, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự thích nghi, đặc biệt là đối với thực vật, động vật và hệ sinh thái.

    Toàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? - Ảnh 2.

    Không chỉ con người mà động thực vật, hệ sinh thái sẽ bị tác động nặng nề.

    Những cơn bão tuyết rất có thể có mối liên hệ riêng với cuộc khủng hoảng khí hậu – ở mức độ nào thì vẫn đang được thảo luận. Nhưng rõ ràng là những tác động cơ bản do sự ấm lên toàn cầu gây ra có thể khiến chúng tạo cảm giác khắc nghiệt hơn.

    Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, ở nhiệt độ lạnh giá như vừa thấy, tê cóng có thể xảy ra trong vòng chưa đầy 5 phút.

    Alex Lamers, nhà khí tượng học điều phối cảnh báo cho Trung tâm Dự báo Thời tiết của Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết "thật bất thường khi chứng kiến nhiệt độ giảm mạnh như thế trong một khoảng thời gian ngắn như vậy". Tình trạng này càng trở thành cú sốc khi nhiều nơi khắp nước Mỹ vốn đang trải qua tháng 12 ấm kỷ lục.

    Các chuyên gia nói rằng tình trạng này gây nguy hiểm cho ngay cả những loài thích nghi tốt với giá lạnh.

    Brooke Bateman, Giám đốc Khoa học Khí hậu của Hiệp hội Audubon Quốc gia, cho biết: "Các loài chim thường có khả năng đối phó với điều kiện lạnh giá – đặc biệt là ở những khu vực có nhiệt độ thấp. Nhưng khi thời tiết lạnh như thế này, chúng cần sử dụng nhiều năng lượng hơn và cần nhiều thức ăn hơn, điều này khiến chúng có nguy cơ không thể tự sinh tồn".

    Các loài di cư có thể phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là những loài nán lại phía Bắc lâu hơn vì thời tiết ấm trước đây. Cái lạnh đột ngột, bão tuyết và khan hiếm thức ăn sẽ khiến chúng bị đe dọa nghiêm trọng.

    Nguyên nhân của đợt lạnh giá và bão tuyết "kinh hoàng"

    Theo Bloomberg, đợt lạnh giá và bão tuyết này được gây ra bởi một dòng tia yếu Bắc Mỹ khiến khối khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống vùng áp thấp ở Ngũ Đại Hồ rồi tiến sâu vào đại lục nước Mỹ. Jennifer Francis, một nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell ở Falmouth, Massachusetts, cho biết thời tiết này có thể bị gây ra do dòng tia "điên rồ" hơn bình thường.

    Dòng tia là các luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp tồn tại ở khí quyển của một số hành tinh như Trái Đất. Trên Trái Đất, các dòng tia chính nằm ở độ cao ở đỉnh tầng đối lưu thổi theo hướng từ tây sang đông, và có đường đi uốn lượn.

    Toàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? - Ảnh 3.

    Hình bên trái: Khi dòng tia đủ mạnh sẽ khiến xoáy cực luân chuyển ổn định quanh vòng cực. Hình bên phải: Dòng tia yếu khiến xoáy cực "lọt" các luồng khí lạnh xuống phía Nam.

    Cũng theo New York Times, luồng gió lạnh từ Bắc Cực thời điểm này bị gây ra do dòng tia không đủ mạnh để giữ xoáy cực ở nguyên trên Bắc Cực mà di chuyển xuống phía Nam. Xoáy cực là một vùng không khí lạnh rộng lớn xoay tròn thường bao quanh Bắc Cực, nhưng đôi khi dịch chuyển về phía Nam.

    Xoáy cực (polar vortex) còn có tên gọi khác là luồng khí Bắc Cực (Arctic blast) nếu ở Bắc Cực. Ngoài xoáy Bắc Cực còn có xoáy Nam Cực.

    Toàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? - Ảnh 4.

    Các đợt lạnh liên quan đến xoáy cực xảy ra thường xuyên ở Hoa Kỳ. Một trong những đợt gây thiệt hại nặng nề nhất xảy ra vào tháng 2 năm 2021, khi không khí lạnh giá xâm nhập sâu vào Texas, dẫn đến nhiệt độ thấp hơn bình thường tới 22 độ C.

    Chưa kể, khi dịch chuyển xuống phía Nam, luồng không khí lạnh khô phương Bắc va chạm với không khí nóng ẩm phương Nam tạo ra hiện tượng "bom lốc xoáy". Khi bom lốc xoáy diễn ra, áp suất trong khu vực sẽ giảm cực nhanh trong vòng 24 giờ đồng hồ.

    Thông thường, bom lốc xoáy thường diễn ra trên các vùng nước có nhiều hơi ẩm để cung cấp năng lượng cho cơn bão. Nhưng trong đợt bão lần này, lượng không khí lạnh quá lớn từ phương Bắc gây ra hiện tượng bom lốc xoáy hiếm hoi ngay trên đất liền.

    Có liên quan đến biến đổi khí hậu không?

    Theo phân tích mới nhất, khi lượng khí thải carbon dioxide giữ nhiệt trên toàn cầu tiếp tục tăng, Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn gần 4 lần so với các khu vực khác trên hành tinh, và phạm vi bao phủ băng biển của khu vực đang bị thu hẹp. Vì vậy, khi dòng xoáy xoáy cực đẩy về phía Nam, có hai câu hỏi cơ bản được đặt ra. Biến đổi khí hậu đóng vai trò gì, nếu có? Và liệu tình trạng đóng băng cực đoan có gia tăng khi tình trạng ấm lên tiếp tục diễn ra không?

    Tiếc là không có câu trả lời rõ ràng.

    Toàn cầu đang ấm dần lên, tại sao nước Mỹ vẫn bão tuyết, giá lạnh kỷ lục? - Ảnh 5.

    Hình minh họa khối khí lạnh từ Bắc Cực bị đẩy xuống lục địa Bắc Mỹ.

    Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là hành vi bất thường của các dòng tia đẩy khí lạnh này có liên quan tới biến đổi khí hậu. Jeff Masters, nhà khí tượng học tại Yale Climate Connections cho biết, "Một sự kiện như thế này có thể xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng với sự rối loạn của các kiểu thời tiết toàn cầu mà biến đổi khí hậu đang mang lại, xác suất chứng kiến các hiện tượng thời tiết bất thường (như thế này) trong bất kỳ mùa nào cũng tăng lên".

    Nguồn: New York Times, Guardian, Bloomberg

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá