Khám pháTìm thấy 19 cổ vật, nông dân 3 lần được bảo tàng cho tiền vì lý do bất ngờ này – Khám phá

Mùa thu năm 1985, tại thôn Cố Tường, huyện Thương Thủy thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, người nông dân tên Hà Cương quyết định làm đậu phụ để tăng thu nhập. Anh ta đào một cái hố trong vườn lấy chỗ đặt cối xay đá. Lúc này cái xẻng đột nhiên va phải thứ gì đó, anh cẩn thận bới đất xung quanh, hóa ra, bên dưới là cái hòm lớn. Trong hòm có...
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trà đặc biệt – Khám phá
  • Ấn Độ: Sập tường nhà cổ làm 4 người chết, 4 người bị thương – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Tìm thấy 19 cổ vật, nông dân 3 lần được bảo tàng cho tiền vì lý do bất ngờ này đến các bạn đọc

    Mùa thu năm 1985, tại thôn Cố Tường, huyện Thương Thủy thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, người nông dân tên Hà Cương quyết định làm đậu phụ để tăng thu nhập. Anh ta đào một cái hố trong vườn lấy chỗ đặt cối xay đá. Lúc này cái xẻng đột nhiên va phải thứ gì đó, anh cẩn thận bới đất xung quanh, hóa ra, bên dưới là cái hòm lớn.

    Trong hòm có một số đồ vật cổ nhìn khá đẹp mắt. Sau khi làm sạch, anh mới biết đó là một số bình gốm, đĩa đựng, thuyền… làm bằng vàng và bạc. Hà Cương biết bản thân đã đào được kho báu cổ vật.

    Không ngờ tin tức Hà Cương phát hiện đồ cổ lan truyền, nhiều nhà buôn bán cổ vật đã tìm đến. Họ đều ra giá rất cao nhưng anh nhất quyết không bán. Anh ta muốn trao số đồ cổ này cho bí thư chi bộ thôn là Lưu Hồng Ân. Vị bí thư này đã liên hệ với người bạn tên Thôi Bảo Hiền, làm bảo vệ tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh nhờ giúp đỡ.

    Những món cổ vật thời nhà Nguyên mà người nông dân đào được. (Ảnh: Sohu)

    Hà Cương và bí thư thôn lên tàu đến Bắc Kinh, trao toàn bộ 19 món đồ cổ cho các chuyên gia ở bảo tàng. Theo giám định của các nhà khoa học, những món đồ bằng vàng và bạc này đều là di vật văn hóa của triều nhà Nguyên.

    Cổ vật của thời đại này rất hiếm. Hơn nữa, thời đó, người xưa yêu cầu các món đồ dùng bằng vàng, bạc rất cao, chỉ chút sai sót là hủy. Trong bảo tàng Cố Cung không có nhiều đồ từ thời Nguyên nên những món cổ vật mà Hà Cương cung cấp với họ rất quý giá. Đại diện bảo tàng đã trao cho Hà Cương 9.000 NDT (khoảng 31 triệu đồng), trong đó 8.000 NDT là phần thưởng và 1.000 NDT là chi phí đi lại.

    Hà Cương trở về nhà và tiếp tục làm người nông dân. Cuộc sống của anh vẫn luôn khó khăn, anh làm thêm đủ nghề từ nhặt rác, thợ xây đến làm vườn để trang trải. Dù vậy, anh chưa bao giờ hối hận khi tặng cổ vật.

    Năm 2003, gia đình Hà Cương xảy ra biến cố lớn. Người vợ mắc bệnh nặng, toàn bộ tiền trong nhà đều được dùng để chạy chữa cho chị. Hà Cương lâm vào cảnh túng thiếu. Thấy vậy, người hàng xóm gợi ý Hà Cương viết thư cầu cứu đến lãnh đạo bảo tàng Cố Cung. Sau đó, bảo tàng đã gửi cho Hà Cương 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) nhưng vợ của anh vẫn không qua khỏi.

    Tìm thấy 19 cổ vật, nông dân 3 lần được bảo tàng cho tiền vì lý do bất ngờ này - Ảnh 2.

    Bảo tàng Cố Cung trao cho Hà Cương số tiền gần 1 tỷ đồng để giúp đỡ anh ta khi gặp khó khăn. (Ảnh: Sohu)

    Tới năm 2006, cha của Hà Cương lại lâm bệnh khiến hai mắt gần như mù, gia đình anh lại rơi vào cảnh đường cùng. Thậm chí, Hà Cương còn nợ tới 40.000 NDT (hơn 136 triệu đồng) tiền thuốc men chữa bệnh cho bố. Hàng xóm lại gợi ý Hà Cương đề nghị bảo tàng Cố Cung giúp đỡ một lần nữa. Họ cho rằng những món cổ vật anh tặng rất quý giá, việc nhờ lãnh đạo bảo tàng cứu giúp "cũng chẳng có gì".

    Trong lúc tuyệt vọng, Hà Cương đành cầu cứu quản lý của bảo tàng. Lần này, bảo tàng tiếp tục gửi cho anh 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng).

    Nhưng vận rủi vẫn chưa buông tha, sau đó không lâu, mẹ của anh lại bị ngã gãy xương sườn, gia đình Hà Cương lại mất đi một khoản tiền lớn.

    Tìm thấy 19 cổ vật, nông dân 3 lần được bảo tàng cho tiền vì lý do bất ngờ này - Ảnh 3.

    Hà Cương – người nông dân đào được 19 món đồ bằng vàng và bạc thời nhà Nguyên. (Ảnh: Sohu)

    Ngày 30/5/2017, Hà Cương qua đời trên đường đi làm, hưởng thọ 54 tuổi. Để tưởng nhớ cho những đóng góp của ông, bảo tàng Cố Cung tổ chức buổi lễ tưởng niệm. Trước những khó khăn về tài chính của gia đình Hà Cương, bảo tàng quyết định trao tặng 100.000 NDT (hơn 340 triệu đồng) làm phí sinh hoạt. Cục Văn hóa của huyện cũng gửi thêm 20.000 NDT (hơn 68 triệu đồng) để chia buồn với người nhà ông.

    Nguồn: Sohu

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá