Khám pháTiền thách cưới quá cao, huyện ở Trung Quốc phải áp ”giá trần” – Khám phá

Theo SCMP, huyện Sùng Nghĩa ở tỉnh Giang Tây (miền nam Trung Quốc) đã đưa ra chính sách giới hạn số tiền thách cưới mà mỗi gia đình phải trả ở mức 39.000 nhân dân tệ (hơn 133 triệu đồng). Chính sách cũng bao gồm chương trình hỗ trợ các cặp vợ chồng mới cưới được ưu tiên đăng ký vào trường mẫu giáo và trường học địa phương cho những đứa con của họ...
  • Trung Quốc xuất hiện ca tử vong do nhiễm hỗn hợp virus cúm A/H3N2 và H10N5 – Khám phá
  • 23 thiết kế siêu cục súc nhưng cũng không kém phần ấn tượng, ngắm thì vui mắt chứ bảo rước về thì chịu – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Tiền thách cưới quá cao, huyện ở Trung Quốc phải áp ”giá trần” đến các bạn đọc

    Theo SCMP, huyện Sùng Nghĩa ở tỉnh Giang Tây (miền nam Trung Quốc) đã đưa ra chính sách giới hạn số tiền thách cưới mà mỗi gia đình phải trả ở mức 39.000 nhân dân tệ (hơn 133 triệu đồng).

    Chính sách cũng bao gồm chương trình hỗ trợ các cặp vợ chồng mới cưới được ưu tiên đăng ký vào trường mẫu giáo và trường học địa phương cho những đứa con của họ sau này.

    Ngoài ra, các gia đình sẽ được quyền khám sức khỏe miễn phí một lần tại bệnh viện địa phương, vé xe buýt miễn phí trong một năm hay các ưu đãi khi ghé thăm các điểm du lịch địa phương.

    Bên cạnh đó, một loạt chương trình giảm giá khi các cặp đôi tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh cưới, mua giường ngủ,… cũng được áp dụng.

    Giấy khen sẽ được trao cho bố mẹ cô dâu, chú rể để chứng tỏ họ đã góp phần cải cách hủ tục hôn nhân.

    Trung Quốc nỗ lực xóa bỏ phong tục thách cưới cao, tổ chức đám cưới xa hoa và tốn kém trong nhiều năm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. (Ảnh: SCMP)

    Đàn ông ở Trung Quốc thường phải trả cho gia đình nhà gái số tiền thách cưới từ 10.000 đến 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng).

    Bất chấp nỗ lực cải cách của chính quyền trung ương Trung Quốc trong những năm gần đây, tiền thách cưới tăng cao vẫn là mối lo ngại, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều đàn ông độc thân hơn phụ nữ.

    Năm 2022, chính quyền thành phố Chinh Ninh ở tỉnh Cam Túc (tây bắc Trung Quốc), cũng đặt ra giới hạn cao nhất cho tiền thách cười là 80.000 nhân dân tệ (khoảng 274 triệu đồng) đối với các gia đình ở nông thôn và 60.000 nhân dân tệ (hơn 205 triệu đồng) cho công chức.

    Chính sách kiểm soát tiền thách cưới gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

    Một bản tin về vấn đề này đã thu hút hơn 134.000 bình luận trên trên nền tảng mạng xã hội.

    “Đó là một chính sách rất nhân văn”, một cư dân mạng nhận xét

    “Tôi hy vọng chính sách này sẽ được áp dụng trên toàn quốc”, một người khác bình luận.

    Tuy nhiên, một ông bố phản đối: “Tôi không thể chấp nhận điều đó. Chi phí sinh hoạt tôi chi cho con gái mình trong một năm cao hơn 39.000 nhân dân tệ”.

    Một người mẹ đồng tình: “Làm sao con gái tôi có thể sống tốt nếu người đàn ông của nó không đủ khả năng trả tiền thách cưới 100.000 nhân dân tệ?”.

    Câu chuyện về việc thách cưới rất phổ biến ở Trung Quốc.

    Tháng 6/2023, mạng xã hội đại lục xôn xao trước đoạn video quay cảnh một người đàn ông ở miền đông nước này, đi hỏi cưới trên một chiếc xe bọc thép chở 9,98 triệu nhân dân tệ (hơn 34 tỷ đồng) tiền mặt và nhiều vàng miếng làm quà đính hôn.

    Cùng tháng đó, một người đàn ông chia tay bạn gái sau khi bố mẹ cô đòi tiền thách cưới 380.000 nhân dân tệ (1,3 tỷ đồng).

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá