Khám pháTàu Parker trong dự án “chạm vào Mặt trời” đã gửi về bức hình cận cảnh đầu tiên, và nó đây – Khám phá

Như chúng ta đã biết thì trong năm 2018, NASA đã phóng con tàu Parker Solar Probe trị giá 1,5 tỉ đô trong dự án tham vọng bậc nhất từ trước đến nay. Đó là: chạm đến Mặt trời. Cụ thể, con tàu sẽ vượt qua 6 triệu kilomet để tiếp cận bề mặt nóng rực của Mặt trời, mang lại những hình ảnh ở khoảng cách chỉ bằng 1/7 so với những gì...
  • Nắng nóng cực độ lên tới 45,8 độ C, một anh người Úc nấu luôn bít-tết trong ô tô – Khám phá
  • Chuyện về nghệ sĩ bán hai khung tranh trống trơn có tựa đề “Lấy tiền và chạy” với giá 75.000 USD cho bảo tàng – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Tàu Parker trong dự án “chạm vào Mặt trời” đã gửi về bức hình cận cảnh đầu tiên, và nó đây đến các bạn đọc

    Như chúng ta đã biết thì trong năm 2018, NASA đã phóng con tàu Parker Solar Probe trị giá 1,5 tỉ đô trong dự án tham vọng bậc nhất từ trước đến nay. Đó là: chạm đến Mặt trời. Cụ thể, con tàu sẽ vượt qua 6 triệu kilomet để tiếp cận bề mặt nóng rực của Mặt trời, mang lại những hình ảnh ở khoảng cách chỉ bằng 1/7 so với những gì các dự án trong quá khứ làm được.

    Tuy nhiên, cần biết rằng tàu thăm dò Parker sẽ không bay thẳng đến Mặt trời, mà theo quỹ hình elip với nhiều lần "bay ngang" qua ngôi sao của chúng ta, với khoảng cách ngày càng tiến lại gần hơn. Video dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn con đường Parker chinh phục Mặt trời là như thế nào.

    Hành trình chạm đến Mặt trời của tàu thăm dò Parker Solar Probe

    Cách đây 2 tuần, con tàu đã thực hiện chuyến ghé ngang Mặt trời lần đầu tiên, với khoảng cách tiếp cận rơi vào khoảng 24,8 triệu kilomet tính từ bề mặt. Nhưng không chỉ vậy, nó còn gửi về những dữ liệu đầu tiên, trong đó có tấm hình "cận cảnh" vành nhật hoa (corona) Mặt trời. Tấm hình được thực hiện bằng công cụ WISPR – được thiết kế chuyên để nghiên cứu sự dịch chuyển của các phân tử trên vành nhật hoa.

    Bức ảnh do Parker Solar Probe thực hiện

    Theo NASA lý giải, bức hình cho thấy một "dòng nhật hoa" (corona streamer – khu vực sáng màu với các chấm đen). Đây là dòng chảy của các nhiên liệu trên Mặt trời trong tình trạng hoạt động mạnh.

    Được biết thời điểm chụp bức hình này, Parker vẫn đang ở khoảng cách 27,2 triệu kilomet. Nhiệm vụ của Parker là điều tra về 2 bí ẩn lớn nhất của Mặt trời: "Tại sao gió Mặt trời có tốc độ nhanh đến thế?"; và "Tại sao vành nhật hoa còn nóng hơn cả bề mặt của Mặt trời, đến tận 300 lần?"

    "Tàu Parker sẽ cho chúng ta cơ hội tìm hiểu các hiện tượng bí ẩn trên Mặt trời, thứ đã khiến khoa học phải đau đầu trong hàng thập kỷ," – trích lời Nour Raouafi, trường dự án tại ĐH Johns Hopkins cho biết.

    Tàu Parker trong dự án chạm vào Mặt trời đã gửi về bức hình cận cảnh đầu tiên, và nó đây - Ảnh 3.

    "Để giải mã bí ẩn, các mẫu dữ liệu về Mặt trời ở khoảng cách gần là cần thiết, và Parker sẽ làm được điều đó."

    Theo dự tính, lần kế tiếp tàu Parker bay ngang qua Mặt trời sẽ vào tháng 4/4/2019. Tổng cộng, nó sẽ tiếp cận Mặt trời khoảng 26 lần, và dự đoán sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ.

    "Chúng ta không thể biết Parker sẽ mang về điều gì cho đến khi nhận được dữ liệu. Parker là một con tàu khai phá – nên khả năng mang lại những phát hiện mới là cực lớn." – Raouafi cho biết.

    Tham khảo: IFL Science

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá