Làm đẹpTại sao lại gọi là “nhà cấp 4”? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết – Làm đẹp

Bên cạnh các công trình nhà cao tầng hay căn hộ chung cư, có một khái niệm về loại hình nhà ở vô cùng quen thuộc với đa phần người Việt. Đó là nhà cấp 4. Về cơ bản, nhà cấp 4 được hiểu đơn giản là những ngôi nhà thấp tầng, có diện tích nhỏ và chỉ đáp..
  • “Nữ hoàng gợi cảm” của Kpop bật mí loạt bí quyết giảm cân giữ dáng để có body thon gọn đáng ngưỡng mộ – Làm đẹp
  • Chuyên gia làm tóc của Nhật hướng 5 bước gội đầu đúng cách giúp tóc óng mượt – Làm đẹp
  • Chuyên mục Làm đẹp giới thiệu bài Tại sao lại gọi là “nhà cấp 4”? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết đến các bạn đọc

    Bên cạnh các công trình nhà cao tầng hay căn hộ chung cư, có một khái niệm về loại hình nhà ở vô cùng quen thuộc với đa phần người Việt. Đó là nhà cấp 4. Về cơ bản, nhà cấp 4 được hiểu đơn giản là những ngôi nhà thấp tầng, có diện tích nhỏ và chỉ đáp ứng đủ một số nhu cầu thiết yếu của người ở. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm nhà cấp 4 còn bao hàm rộng hơn thế và ý nghĩa thật sự đằng sau tên gọi "nhà cấp 4" không phải ai cũng hiểu rõ.

    Hình ảnh nhà cấp 4 trong suy nghĩ của nhiều người (Ảnh minh họa)

    Tại sao lại gọi là nhà cấp 4?

    Theo giải thích từ các đơn vị có chuyên môn về xây dựng, nhà cấp 4 là loại nhà được xây dựng với chi phí thấp, có kết cấu vững chắc và khả năng chịu lực tốt với kết cấu chịu lực bằng gạch hoặc bằng gỗ. Quanh nhà có thể có tường bằng gạch hoặc hàng rào cây cối. Mái nhà thường lợp ngói hoặc lợp các tấm vật liệu xi măng tổng hợp hay thậm chí là những loại vật liệu đơn giản hơn như tre, nứa, gỗ, rơm, rạ… Niên hạn sử dụng của nhà cấp 4 tối đa là 30 năm.

    Trên thực tế, tên gọi nhà cấp 4 chính là chỉ một loại nhà trong danh sách các cấp nhà ở, được quy định rõ ràng bởi nhà nước. Bên cạnh nhà cấp 4, còn có nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, thậm chí là cấp 5. Những con số đi kèm với cấp thể hiện quy mô xây dựng, mức độ thi công và niên hạn sử dụng. Cụ thể, Thông tư Liên bộ số 7 – LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991 về việc hướng dẫn phân loại nhà ở Việt Nam có nêu, phân cấp nhà được chia thành 6 loại, nhà cấp 1,2,3,4,5 và biệt thự.

    Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

    Nhà cấp 4 là ở cấp thứ 4, sau nhà cấp 1,2,3, và trên nhà cấp 5 (Ảnh minh họa)

    Trong đó biệt thự được xem là mức cao nhất, sau đó đến nhà cấp 1, cuối cùng là cấp 5, hay còn được gọi là nhà tạm. Chính vì vậy nhà cấp 4 ở trên mức nhà tạm 1 mức, và xếp dưới nhà cấp 1, cấp 2 và cấp 3 về quy mô xây dựng cũng như kết cấu hạ tầng.

    Nhà cấp 4 nhưng không hề kém thẩm mỹ

    Như đã nói ở trên, nhắc đến nhà cấp 4, hình ảnh đầu tiên hiện ra trong suy nghĩ của nhiều người dùng sẽ là một ngôi nhà thấp tầng, diện tích hạn chế, chỉ đáp ứng được một số công năng cơ bản, thiết yếu cho người ở và kém thẩm mỹ. Song đây là một suy nghĩ không đúng.

    Dựa trên TT số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 10/03/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, nhà cấp 4 được định nghĩa là công trình xây dựng có mái và tường vách dùng để ở hoặc việc khác. Tiêu chí phân cấp nhà cấp 4 là công trình có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 1000m2, số tầng cao không quá 1 tầng, chiều cao không quá 6m và nhịp kết cấu lớn nhất không quá 15m.

    Vì vậy có thể thấy, với tổng diện tích chỉ không cần vượt quá 1000m2, một ngôi nhà 1 tầng dạng cấp 4 vẫn có thể trở thành không gian sống vừa có tính thẩm mỹ, vừa đa dạng công năng sử dụng cho gia chủ. Hiện nay, các dạng nhà cấp 4 được ưa chuộng có thể kể tới là dạng nhà ống, nhà mái thái, nhà 3 gian hay nhà sân vườn.

    Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

    Kết cấu của nhà cấp 4 vẫn có thể đầy đủ công năng sử dụng như những căn hộ chung cư, tuy nhiên tổng diện tích không quá 1000m2 (Ảnh minh họa)

    Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

    Nhà cấp 4 cũng có thể xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau, từ đó đem về độ thẩm mỹ cao (Ảnh minh họa)

    Trước khi thi công, gia chủ cần xác định rõ kinh phí cũng như phong cách mà mình muốn áp dụng vào căn nhà cấp 4. Các mẫu nhà được pha trộn nhiều nét kiến trúc như kiến trúc phương Tây, châu Âu hay châu Á đều có thể được, miễn sao vẫn tuân thủ đúng theo quy định đã được đề ra.

    Với những gia đình nhỏ, ít người, diện tích đất sở hữu không nhiều và có nguồn chi phí hạn chế, thi công nhà cấp 4 được xem là phương án phù hợp và tối ưu hơn cả. Với những gia đình có người cao tuổi, trẻ em hay người khuyết tật, việc di chuyển khó khăn khi qua lại giữa các tầng cao, nhà cấp 4 cũng là một giải pháp nên có thể cân nhắc. Nhận thấy điều này, xu hướng xây dựng nhà cấp 4 đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng không chỉ ở các vùng nông thôn, ngoại ô mà còn trong đô thị.

    Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà cấp 4 vừa đẹp, vừa tiện nghi:

    Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 5.Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 6.Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 7.Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 8.Tại sao lại gọi là nhà cấp 4? Nghe đã nhiều nhưng không phải ai cũng biết - Ảnh 9.

    Ảnh: ST

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Mỹ nhân “Nữ hoàng nước mắt” ngoài đời ưa chuộng những món thời trang cơ bản mà vẫn cực sang – Làm đẹp
  • Son Ye Jin dưỡng da cực đơn giản, chỉ 2 bước vẫn sở hữu làn da đẹp không tỳ vết – Làm đẹp
  • 3 “bảo bối” làm đẹp giúp Triệu Lệ Dĩnh sở hữu làn da trắng mịn, trẻ trung “hack” tuổi – Làm đẹp
  • Hyeri chăm chỉ bảo dưỡng vóc dáng bằng các nguyên tắc đơn giản sau – Làm đẹp
  • Gợi ý công thức làm serum từ hoa hồng nuôi làn da khỏe đẹp tự nhiên – Làm đẹp