Làm đẹpRạn da: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị – Làm đẹp

Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin. Các vị trí thường gặp là: bụng, cánh tay, vai, hông lưng, mông, ngực. Tình trạng này không thể tự biến mất. Hiện nay đã có các phương pháp điều trị hiệu quả với từng trường hợp. Nguyên nhân hình thành 1. Tă..
  • Checklist các bước phục hồi tóc tẩy chuẩn salon mà bạn có thể thực hiện tại nhà – Làm đẹp
  • Socola đen và những tác dụng bất ngờ cho một làn da luôn khỏe đẹp – Làm đẹp
  • Chuyên mục Làm đẹp giới thiệu bài Rạn da: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị đến các bạn đọc

    Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin. Các vị trí thường gặp là: bụng, cánh tay, vai, hông lưng, mông, ngực. Tình trạng này không thể tự biến mất. Hiện nay đã có các phương pháp điều trị hiệu quả với từng trường hợp.

    Nguyên nhân hình thành

    1. Tăng cân nhanh

    Trong một khoảng thời gian ngắn, việc tăng cân quá nhanh có thể khiến làn da bị kéo căng quá mức đột ngột và liên tục. Lúc này, chúng chưa kịp thích nghi dẫn đến các sợi collagen và elastin bị đứt gãy dẫn đến tình trạng rạn da. Việc tăng cân càng nhanh thì số lượng vết rạn sẽ càng nhiều, khiến độ lớn của nó càng to và dài hơn.

    2. mang thai

    Phụ nữ mang thai đa số đều gặp tình trạng da bị rạn, nó thường xuất hiện ở vùng bụng, vùng đùi, vùng ngực và vùng mông. Do trong thời kỳ mang thai, các vùng như ngực, mông, bụng, đùi thường bị tăng nhanh về kích thước, điều này khiến da bị căng quá mức dẫn đến xuất hiện các vết nứt và vết rạn sẫm màu.

    Bí quyết khỏe và đẹp

    10 mẹo làm đẹp đơn giản giúp bạn nâng tầm nhan sắc

    3. Sự gia tăng của cortisol

    Khi lượng cortisol trong máu tăng nhanh và đột ngột sẽ khiến cho quá trình tổng hợp collagen bị rối loạn dẫn đến tình trạng béo phì và gây ra các vết rạn. Bên cạnh đó, việc cortisol gia tăng đột ngột cũng tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm khác như huyết áp tăng cao, sản giật…

    4. Tuổi dậy thì

    Khi bước vào giai đoạn dậy thì, lúc này tính đàn hồi của da vẫn còn khá kém nên thường không bắt kịp với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của cơ thể. Điều này dẫn tình trạng dễ xuất hiện các vết rạn da. Thông thường, tình trạng này sẽ gây nên các vết rạn ở các vùng hông và khu vực vùng đùi.

    Bí quyết khỏe và đẹp

    Làm thế nào để detox da sau những bữa tiệc đầu năm?

    Cách điều trị Rạn Da

    1. Dùng thuốc trị rạn da

    Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm điều trị ở dạng kem, dạng gel, dạng lotion. Đây được xem là phương pháp khá an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả với những vết rạn mới xuất hiện.

    Những vết rạn lâu năm hoặc đã chuyển sang màu nâu đậm hoặc trắng đục thì phương pháp này không mấy hiệu quả. Lúc này, bạn nên lựa chọn các loại thuốc điều trị chứa các thành phần vitamin A, B, E… Bên cạnh đó, hãy kết hợp với massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhất.

    2. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

    Những nguyên liệu thiên dễ tìm, dễ kiếm và chứa nhiều vitamin như dầu dừa, chanh tươi, dầu oliu, mật ong, nghệ tươi, nha đam đều có tác dụng rất tốt trong điều trị tình trạng rạn da. Những thành phần thiên nhiên này có chứa các vitamin A, B,C, E có tác dụng tốt trong dưỡng ẩm, làm mờ các vết rạn và giúp chữa lành các vết thương cực kỳ tốt.

    3. Phẫu thuật căng da

    Đây được xem là phương pháp cứu cánh cho những phụ nữ sau sinh hoặc bị tình trạng rạn da lâu năm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi những vùng da bị rạn, chùng nhão và kéo căng các vùng này. Trong thời gian phẫu thuật 1 – 3 tiếng, bác sĩ sẽ gây mê nên bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác quá đau đớn.

    Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ kiêng di chuyển, tránh vận động mạnh và có chế độ ăn uống khoa học để tránh bị tăng cân đột ngột, điều này có thể để lại sẹo ở những vùng da đã phẫu thuật

    Lưu ý

    Phẫu thuật căng da cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại những bệnh viện lớn để xin tư vấn.

    Bí quyết khỏe và đẹp

    4 cách pha chế thức uống giàu tính kiềm giúp thanh lọc cơ thể

    4. Laser

    Đây được xem là giải pháp giúp làm mờ các vết rạn, nhưng lại không thể điều trị triệt để. Kết quả điều trị bằng laser cũng phải phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ và phải kiên trì thực hiện laser nhiều lần theo liệu trình thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Laser là phương pháp điều trị nhanh chóng và an toàn hơn phương pháp phẫu thuật. Thời gian thực hiện chỉ vọn vẻn trong vòng 30 – 45 phút, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

    Những lưu ý khi điều trị rạn da

    • Cần biết chính xác nguyên nhân và tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn, lời khuyên để có hướng điều trị hiệu quả
    • Trong khi điều trị, cần chăm sóc vùng da này thường xuyên để thấy được hiệu quả rõ rệt.
    • Cần chống nắng, bảo vệ thật kỹ các vùng da bị rạn để tránh hình thành các sắc tố melanin khiến các vết rạn sậm màu hơn.

    LÀM ĐẸP

    10 loại mặt nạ dưỡng trắng da đáng đầu tư cho năm mới

    Những điều nên làm để hạn chế tình trạng rạn da

    • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, bổ sung thêm collagen cho làn da đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Một số sản phẩm trị rạn da mà bạn có thể tham khảo: kem giảm rạn da Re:p, dầu trị rạn da Bio-Oil, dầu massage chống rạn da Weleda, dầu ngăn ngừa rạn da Musstela.

    Kem giảm rạn da Re:p Natural Herb Ultra Firming Stretch Cream.

    THAM KHẢO

    Dầu trị rạn da Bio Oil.

    THAM KHẢO

    Dầu massage chống rạn da Weleda Mama Schwangerschafts-Pflegeöl.

    THAM KHẢO

    Dầu ngăn ngừa rạn da Stretch Marks Oil.

    THAM KHẢO

    • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da.
    • Uống nhiều nước để có thể duy trì độ đàn hồi.
    • Theo dõi và duy trì cân nặng hợp lý.
    • Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để quá trình đào thải độc tố được diễn ra tự nhiên, không bị gián đoạn.

    Tăng cân quá nhanh có thể khiến làn da bị kéo căng quá mức đột ngột và liên tục có thể dẫn đến tình trạng rạn da. Ảnh: Unsplash. Phụ nữ mang thai đa số đều gặp tình trạng da bị rạn. Ảnh: Getty images. Phụ nữ mang thai đa số đều gặp tình trạng da bị rạn. Ảnh: Getty images. Khi bước vào tuổi dậy thì, lúc này tính đàn hồi của da vẫn còn khá kém, điều này khiến các vùng trên da dễ xuất hiện các vết rạn. Ảnh: Getty images. Khi bước vào tuổi dậy thì, lúc này tính đàn hồi của da vẫn còn khá kém, điều này khiến các vùng trên da dễ xuất hiện các vết rạn. Ảnh: Getty images. Dùng thuốc trị rạn da cho những vết rạn mới xuất hiện. Ảnh: Unsplash. Dùng thuốc trị rạn da cho những vết rạn mới xuất hiện. Ảnh: Unsplash. Những thành phần thiên nhiên như dầu dừa, chanh tươi, dầu oliu, mật ong, nghệ tươi, nha đam đều có tác dụng rất tốt trong điều trị tình trạng rạn da. Ảnh: Unsplash.Những thành phần thiên nhiên như dầu dừa, chanh tươi, dầu oliu, mật ong, nghệ tươi, nha đam đều có tác dụng rất tốt trong điều trị tình trạng rạn da. Ảnh: Unsplash. Cần biết chính xác nguyên nhân và tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn, lời khuyên để có hướng điều trị rạn da hiệu quả. Ảnh: Getty images. Cần biết chính xác nguyên nhân và tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn, lời khuyên để có hướng điều trị rạn da hiệu quả. Ảnh: Getty images. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da. Ảnh: Getty images.Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da. Ảnh: Getty images.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Mỹ nhân “Nữ hoàng nước mắt” ngoài đời ưa chuộng những món thời trang cơ bản mà vẫn cực sang – Làm đẹp
  • Son Ye Jin dưỡng da cực đơn giản, chỉ 2 bước vẫn sở hữu làn da đẹp không tỳ vết – Làm đẹp
  • 3 “bảo bối” làm đẹp giúp Triệu Lệ Dĩnh sở hữu làn da trắng mịn, trẻ trung “hack” tuổi – Làm đẹp
  • Hyeri chăm chỉ bảo dưỡng vóc dáng bằng các nguyên tắc đơn giản sau – Làm đẹp
  • Gợi ý công thức làm serum từ hoa hồng nuôi làn da khỏe đẹp tự nhiên – Làm đẹp