Khám pháPhát hiện sớm nhiều bệnh ung thư nhờ… protein sốt rét – Khám phá

Công trình ứng dụng protein sốt rét VAR2CSA, tức loại protein có thể tìm thấy trong ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phát hiện ra rằng protein này có đặc tính kỳ lạ: chúng khá "hảo ngọt" và bị thu hút bởi một phân tử đường vốn được tìm thấy trong hơn 95% các loại tế bào ung thư . Các nhà khoa học của...
  • Từ vụ chìm tàu khám phá Titanic: Nhìn lại thảm kịch hàng hải gây ám ảnh suốt 111 năm qua – Khám phá
  • Chuyện những người làm nghề shipper hiếm hoi trên cao nguyên cao nhất thế giới – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Phát hiện sớm nhiều bệnh ung thư nhờ… protein sốt rét đến các bạn đọc

    Công trình ứng dụng protein sốt rét VAR2CSA, tức loại protein có thể tìm thấy trong ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phát hiện ra rằng protein này có đặc tính kỳ lạ: chúng khá "hảo ngọt" và bị thu hút bởi một phân tử đường vốn được tìm thấy trong hơn 95% các loại tế bào ung thư .

    Các nhà khoa học của Đại học Copenhagen đang thực hiện thí nghiệm – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

    Trong thử nghiệm, VAR2CSA đã tỏ ra hết sức nhạy bén: chúng nhanh chóng bị thu hút bởi các phân tử đường và nhờ đó nhanh chóng bắt dính 9/10 tế bào ung thư mà các nhà khoa học đã đưa vào mẫu máu thí nghiệm.

    Khả năng bắt tế bào ung thư của VAR2CSA được đánh giá là ưu việt hơn rất nhiều so với các phương tiện chẩn đoán sớm hiện đại. Vì vậy, người ta có thể dùng protein này để xây dựng nên một xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư. Ở người bệnh, chính những tế bào mà VAR2CSA "bắt cóc" được sẽ giúp bác sĩ biết được bệnh nhân bị loại ung thư gì.

    Không những vậy, protein VAR2CSA còn giúp tiên lượng nguy cơ di căn của bệnh ung thư. Thứ chúng bắt được – những tế bào ung thư lang thang trong máu – được gọi là "tế bào khối u tuần hoàn". Tế bào khối u tuần hoàn chính là những "quả bom nổ chậm", có thể phát triển thành ung thư di căn.

    "Chúng tôi đếm số lượng tế bào khối u tuần hoàn và dựa trên đó chúng tôi có thể tiên lượng được bệnh. Bạn có thể thay đổi hướng điều trị nếu số lượng tế bào khối u tuần hoàn không giảm đi sau một thời gian điều trị. Ngoài ra, phương pháp này có thể giúp chúng ta lấy ra khỏi cơ thể các tế bào ung thư sống, sau đó dùng chính chúng làm vật thí nghiệm cho các phương pháp điều trị, nhằm xác định phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân" – bác sĩ Mette Ørskov Agerbæk, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

    Thử nghiệm thành công ở nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư tuyến tụy – loại ung thư mà hầu hết bệnh nhân chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối.

    Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

    Theo Health Sciences, Newsweek

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá