Khám pháPháp xét xử Yemenia Airways về tai nạn máy bay khiến 152 người thiệt mạng năm 2009 – Khám phá

Trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Yemenia Airways nói trên, một bé gái 12 tuổi đã sống sót một cách thần kỳ. Yemenia Airways, hãng hàng không quốc gia Yemen, phải đối mặt với khoản tiền phạt tối đa là 225.000 Euro (240.000 USD) vì tội giết người do sơ suất (ngộ sát) và gây ra tổn thương trong một phiên tòa dự kiến ​​kéo dài trong bốn tuần. Yemenia Airways đã...
  • Miếng pizza ngon nhất thế giới: chàng shipper vượt 300km, xuyên màn đêm để giao tận tay cho khách – Khám phá
  • Quiz: Nhìn vào bức hình này và trả lời 1 câu hỏi, điểm yếu của bạn trong tình yêu sẽ lập tức được tiết lộ – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Pháp xét xử Yemenia Airways về tai nạn máy bay khiến 152 người thiệt mạng năm 2009 đến các bạn đọc

    Trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Yemenia Airways nói trên, một bé gái 12 tuổi đã sống sót một cách thần kỳ.

    Yemenia Airways, hãng hàng không quốc gia Yemen, phải đối mặt với khoản tiền phạt tối đa là 225.000 Euro (240.000 USD) vì tội giết người do sơ suất (ngộ sát) và gây ra tổn thương trong một phiên tòa dự kiến ​​kéo dài trong bốn tuần.

    Yemenia Airways đã bị buộc tội liên quan đến vụ tai nạn máy bay Airbus A310 vào ngày 29/6/2009 (Ảnh: Reuters)

    Vào ngày 29/6/2009, chuyến bay Yemenia 626 đã gặp tai nạn khi đang tiếp cận Moroni, thủ đô của Comoros, quần đảo giữa Mozambique và Madagascar.

    Trong số 142 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn có mặt trên máy bay, có 66 công dân Pháp dự kiến chuyển chuyến bay tại sân bay ở thủ đô Sanaa của Yemen.

    Thay vì hạ cánh an toàn, vào thời điểm trước 23h ngày 29/6/2009, chiếc Airbus A310 đã lao xuống Ấn Độ Dương trong lúc động cơ đang hoạt động hết tốc lực, khiến 152 người trên máy bay thiệt mạng, ngoại trừ Bahia Bakari khi đó mới 12 tuổi.

    Trong các cuộc phỏng vấn và một cuốn hồi ký của mình, Bakari nhớ lại "sự hỗn loạn" trong quá trình máy bay rơi, trước khi cảm thấy một "cú sốc điện" và tất cả chìm vào trong một màu đen và cô thấy mình trong nước biển.

    Bahia Bakari đã sống sót bằng cách bám vào các mảnh vỡ trong 11 giờ, cho đến khi cô được một chiếc thuyền đánh cá tìm thấy vào ngày hôm sau.

    Mặc dù các hộp đen đã được tìm thấy vài tuần sau vụ tai nạn, Pháp vẫn cáo buộc Chính phủ Comoros đã cản trở họ tiến hành điều tra, trong khi gia đình nạn nhân cáo buộc Yemen vận động hành lang để cản trở việc xét xử.

    Assoumani, người đứng đầu hiệp hội các nạn nhân cho biết: "13 năm là một khoảng thời gian rất dài, mệt mỏi về mặt tâm lý và đạo đức, thậm chí cả về thể chất. Nhưng sau 13 năm chờ đợi sốt ruột, cuối cùng phiên tòa hình sự đã được mở".

    Các nhà điều tra và chuyên gia nhận thấy, máy bay không có bất kỳ trục trặc hay hỏng hóc nào. Thay vào đó, họ cáo buộc "các hành động không phù hợp của phi hành đoàn trong quá trình tiếp cận sân bay Moroni, dẫn đến việc máy bay bị mất kiểm soát".

    Yemenia Airways đã bị các công tố viên buộc tội vì đào tạo phi công "có lỗ hổng" và tiếp tục bay đến Moroni vào ban đêm bất chấp đèn hạ cánh không hoạt động.

    Khoảng 560 người đã tham gia vụ kiện với tư cách là nguyên đơn, nhiều người trong số họ đến từ khu vực xung quanh Marseille, miền Nam nước Pháp, quê hương của nhiều nạn nhân.

    Nạn nhân sống sót Bakari dự kiến ​​sẽ ra điều trần trước tòa vào ngày 23/5.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá