Khám pháNơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng – Khám phá

Vương quốc Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) từ lâu đã được biết đến là quốc gia Hồi giáo sở hữu nhiều luật lệ hà khắc đối với phụ nữ. Họ không thể tự đi ra ngoài một mình, không được để lộ tóc nơi công cộng, không thể làm nhiều công việc được quy định chỉ dành cho nam giới. Cho đến khi, cơn lốc nữ quyền ngày càng dâng cao thì thành trì trọng nam...
  • Bên trong “khách sạn trên không” khoang hạng nhất Singapore Airlines, xem mà chỉ muốn ở lì trên máy bay không thèm xuống nữa – Khám phá
  • Vụ giết người phân xác rúng động Hàn Quốc: Kẻ sát nhân bị đề nghị án tử – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Nơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng đến các bạn đọc

    Vương quốc Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) từ lâu đã được biết đến là quốc gia Hồi giáo sở hữu nhiều luật lệ hà khắc đối với phụ nữ. Họ không thể tự đi ra ngoài một mình, không được để lộ tóc nơi công cộng, không thể làm nhiều công việc được quy định chỉ dành cho nam giới.

    Cho đến khi, cơn lốc nữ quyền ngày càng dâng cao thì thành trì trọng nam khinh nữ hà khắc bậc nhất thế giới – Saudi Arabia cũng đã nghiêng ngả.

    Lần đầu tiên phụ nữ được tự ý đi xem World Cup

    Tại World Cup 2022, Saudi Arabia đã tạo ra cơn địa chấn cả trên sân cỏ lẫn khán đài Qatar. Đội tuyển nước này giành chiến thắng lịch sử trước Argentina trong trận ra quân. Điều này khiến các cổ động viên của Saudi Arabia đông đảo hơn bất kỳ quốc gia nào.

    Theo The Guardian, tại sân vận động Education City hôm 26/11, cứ 20 cổ động viên vào sân lại có một fan nữ đến từ Saudi Arabia. Số lượng cổ động viên nữ của nước này ngang bằng với số fan nữ ủng hộ đội tuyển Ba Lan. Đây là hình ảnh lần đầu tiên xuất hiện.

    Song, việc tiếp cận để hỏi chuyện với các cổ động viên nữ Saudi Arabia trước trận đấu không hề dễ dàng.

    Nữ cổ động viên Saudi Arabia xem trận đấu với tuyển Ba Lan tại World Cup 2022 – Ảnh: The Guardian

    Aliya là cổ động viên hiếm hoi đồng ý trả lời. Đây là lần đầu tiên cô đến sân vận động xem đội tuyển quốc gia thi đấu. Cô cảm thấy rất hào hứng với không khí của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. "Tôi mong chờ sự cổ vũ và những người ở đó, toàn bộ trải nghiệm".

    Chồng Aliya tiếp lời: "Đây là World Cup thật ý nghĩa với chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ có các đội nữ và một giải đấu dành cho nữ. Chủ tịch mới của liên đoàn ủng hộ mọi thứ và phụ nữ là ưu tiên hàng đầu".

    Mariam Meshikhes, sống ở phía đông Saudi Arabia, cũng lần đầu tiên được xem trực tiếp một trận đấu của đội tuyển quốc gia. "Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên của tôi. Tất cả đều như mơ. Từ nhỏ, tôi đã theo dõi tất cả các trận đấu và chỉ ước được ở đó. Tôi không thể tin rằng ngày này cuối cùng cũng đến".

    Để đến Qatar xem World Cup, Mariam đã để các con ở nhà với chồng. "Chồng con tôi đều ổn. Họ biết tôi đang hạnh phúc", cô nói.

    Khi được hỏi về vai trò của các cổ động viên nữ trong môn thể thao vua, Mariam trả lời: "Ở đâu cũng cần phụ nữ. Chúng tôi là 50% của Saudi Arabia. Bây giờ thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể tham gia cổ vũ cho đất nước của mình tại World Cup".

    Nhìn lại những luật lệ hà khắc đối với phụ nữ tại Saudi Arabia

    Hiếm quốc gia nào trên thế giới còn duy trì sự giám hộ của đàn ông đối với phụ nữ nghiêm khắc như Arab Saudi, bất chấp nhiều nỗ lực cải cách trong vài thập kỷ qua. Sự ràng buộc này kéo dài từ lúc họ sinh ra đến khi qua đời. Nếu chưa lấy chồng, họ cần sự cho phép của người cha, còn nếu chồng qua đời, họ cần sự cho phép của con trai hoặc sự đồng ý của một người thân là nam giới.

    Việc phụ nữ đi bất cứ đâu cũng phải có đàn ông đi cùng xuất phát từ "truyền thống và quan điểm tôn giáo bảo thủ". Theo họ, "sự tự do của phụ nữ là cội nguồn của tội lỗi".

    Nơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng - Ảnh 2.

    Trong ảnh, đàn ông và phụ nữ ngồi tách biệt ở khu picnic tại một công viên ở thủ đô Riyadh – Ảnh: NYT

    Theo đó, phụ nữ đã kết hôn phải được phép của người giám hộ là chồng để được đi du lịch nước ngoài, đi làm, hoặc chữa bệnh. Phụ nữ cũng không thể mở tài khoản ngân hàng nếu không có sự đồng ý của chồng hoặc người giám hộ là đàn ông.

    5 năm trước, nữ giới Saudi Arabia vẫn không được phép vào sân vận động với tư cách khán giả.

    Tại những địa điểm công cộng, khu vực cho đàn ông và phụ nữ cũng tách biệt và công việc của cảnh sát tại vương quốc Hồi giáo này là đảm bảo cho quy định đó được thi hành.

    Theo Washington Post, trong một số trường hợp cực đoan, một cô gái bị hãm hiếp khi không có người giám hộ đi kèm thì nạn nhân mới là người chịu sự trừng phạt của tòa án. Cô gái đó thậm chí còn phải chịu án phạt nặng nề hơn cả những kẻ đã gây ra vụ việc.

    Chính vì sự phân biệt đối xử này mà nhiều nữ du khách cũng gặp khó khăn khi tới Saudi. Tại đây, không ít cửa hàng đề biển ghi bằng hai thứ tiếng Anh và địa phương với nội dung: "Xin vui lòng để người lái xe vào gọi đồ. Phụ nữ ở bên ngoài". Một du khách khác cũng từng bị từ chối phục vụ chỉ vì cô là phụ nữ, người bán hàng yêu cầu một người đàn ông thay thế.

    "Ngày lịch sử" của phụ nữ Saudi Arabia

    Ngày 12/12/2015 được coi là "ngày lịch sử" đối với phụ nữ Saudi Arabia. Đó là lần đầu tiên họ được đi bầu cử và ứng cử.

    Theo AFP, dù số cử tri nữ chiếm chưa tới 1/10 tổng cử tri và chỉ vài ứng cử viên nữ được dự báo sẽ giành chiến thắng, phụ nữ Saudi Arabia vẫn hân hoan vì cuối cùng họ cũng có được quyền mà phụ nữ tại các nước khác đã có từ lâu.

    Nơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng - Ảnh 3.

    Một phụ nữ Saudi Arabia đi bỏ phiếu ngày 12-12/2015 ở Riyadh – Ảnh: AFP

    Riêng các ứng cử viên nữ tuyên bố dù có được bầu hay không thì họ cũng đã thắng khi tham gia tranh cử.

    Tiến sĩ Amal Badreldin al-Sawari, 60 tuổi, nữ bác sĩ nhi khoa nữ ở trung tâm Riyadh, cho biết bà ra tranh cử vì yêu nước và vì đạo Hồi cho phụ nữ quyền này.

    "Đàn ông và phụ nữ có quyền ngang nhau trong nhiều thứ", bà nói, trích dẫn một câu trong kinh Koran, và thêm rằng tất cả mọi người bà gặp đều ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà. "Tôi nghĩ rằng tôi đã giành chiến thắng khi ra tranh cử".

    Năm 2018, nhà chức trách Ả Rập Saudi tiếp tục nới lỏng các luật lệ hà khắc với phụ nữ khi cho phép họ tham dự các sự kiện thể thao tại sân vân động. Một tháng trước đó, quốc gia này ký sắc lệnh cho phép phụ nữ lái xe.

    Nơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng - Ảnh 4.

    Phụ nữ Saudi Arabia thoải mái vào sân vận động mà không lo bị cấm vận, thậm chí họ không cần che kín mặt hay tóc – Ảnh: CNN

    Trong những thập kỷ gần đây, Chính phủ Saudi Arabia đã xây dựng nhiều trường đại học dành cho nữ và số lượng sinh viên theo học ngày càng tăng lên. Các ứng dụng xe ở Saudi Arabia cũng tuyển dụng các lái xe nữ.

    Được biết, sự hà khắc trong luật lệ dần được cải thiện sau loạt thay đổi mang tính vượt bậc của Ả Rập Saudi kể từ sự vươn lên của Thái tử trẻ tuổi Mohammed bin Salman.

    Người thừa kế ngai vàng này đã và đang tiến hành một kế hoạch đầy tham vọng để cải cách nền kinh tế đất nước vào năm 2030. Và phù hợp với mục tiêu đó, sẽ làm tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá