Thời trangNhững scandal đằng sau sự hào nhoáng của Hoa hậu Mỹ – Thời trang

Dẫn đầu cuộc cách mạng này là Gretchen Carlson - một tiếng nói nổi bật của phong trào #MeToo và cũng là cựu Hoa hậu Mỹ. Hiệp hội Hoa hậu Mỹ (Miss American Organization) đã tái định danh cuộc thi là Hoa hậu Mỹ 2.0, thay những màn thi trang phục áo tắm và dạ hội bằng những phần phỏng vấn ngay trên sân khấu. Sự thay đổi này đã dịch chuyển trọng tâm...
  • Có thí sinh đăng quang siêu mẫu, Hương Giang thắng áp đảo Kỳ Duyên – Thời trang
  • Dàn sao bom tấn Black Panther xuất hiện với trang phục “quý tộc” tại buổi công chiếu
  • Chuyên mục Thời trang giới thiệu bài Những scandal đằng sau sự hào nhoáng của Hoa hậu Mỹ đến các bạn đọc

    Dẫn đầu cuộc cách mạng này là Gretchen Carlson – một tiếng nói nổi bật của phong trào #MeToo và cũng là cựu Hoa hậu Mỹ. Hiệp hội Hoa hậu Mỹ (Miss American Organization) đã tái định danh cuộc thi là Hoa hậu Mỹ 2.0, thay những màn thi trang phục áo tắm và dạ hội bằng những phần phỏng vấn ngay trên sân khấu.

    Sự thay đổi này đã dịch chuyển trọng tâm của cuộc thi từ ngoại hình của các thí sinh sang những thành tựu và mục tiêu của họ, cùng với mục đích lớn hơn là #MeToo. Tuy nhiên một số người liên quan tới hiệp hội cho biết đằng sau vẻ hào nhoáng và thông điệp nhân văn của Hoa hậu Mỹ là những bất đồng và chia rẽ.

    Một số cựu hoa hậu Mỹ và những người có liên quan tới các cuộc thi sắc đẹp cấp bang và địa phương khẳng định những xung đột đang đe dọa thương hiệu 97 năm, từ một chương trình truyền hình hàng năm trở thành một dự án phi lợi nhuận, phân phát học bổng cho nữ giới trên khắp cả nước.

    Gretchen Carlson đăng quang Miss America vào năm 1988.

    Người phát ngôn của Hiệp hội Hoa hậu Mỹ gọi cuộc tranh cãi này là "một gánh xiếc" nhằm làm giảm sự chú ý của công chúng tới 51 thí sinh của cuộc thi năm nay.

    Scandal email khởi nguồn cho cuộc chuyển giao quyền lực

    Cú hích đầu tiên của cuộc cải tổ diễn ra vào cuối tháng 12 năm ngoái, khi Huffington Post tung ra bằng chứng là những email, cho thấy CEO Sam Haskell nhạo báng các thí sinh của Hoa hậu Mỹ bằng một thứ ngôn ngữ khinh rẻ phụ nữ. Haskell sau đó đã phải xin lỗi vì "dùng từ sai" nhưng vẫn tuyên bố bài viết của HuffPo là "thiếu trung thực, dối trá và ti tiện".

    Hàng chục cựu hoa hậu Mỹ, trong đó có Carlson, đã kêu gọi Haskell và toàn bộ ban lãnh đạo từ chức. Không lâu sau đó, vị CEO “lỡ mồm” đã thực sự phải từ bỏ chiếc ghế của mình cùng với Chủ tịch Jossh Randle và thành viên ban giám đốc Lyn Weidner.

    Trong cuộc đối thoại giữa các cựu hoa hậu, Carlson – từng là thành viên ban điều hành – nổi lên như một trong những ứng viên hàng đầu cho cuộc tìm kiếm người đảm nhiệm vị trí chủ tịch và CEO mới của Hiệp hội.

    Carlson là cựu phát thanh viên của Fox News, thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng sau khi ra mắt cuốn hồi ký kể về vụ kiện quấy rối tình dục mà bà là nạn nhân và người bị đưa ra trước ánh sáng công lý chính là CEO của Fox News.

    Tháng 7/2016, CEO Roger Ailes đã phải từ chức khi có nhiều phụ nữ lên tiếng với những cáo buộc tương tự. Để dàn xếp vụ kiện, Fox News đã phải trả cho Carlson 20 triệu USD và một lời xin lỗi công khai.

    Đã có những cuộc thảo luận cho rằng vị trí chủ tịch của Carlson trong hiệp hội sẽ được chia sẻ cùng với một người khác và đây chỉ là chức danh lâm thời. Tuy nhiên, khi hiệp hội công bố bổ nhiệm Carlson vào tháng 12, không ai nhắc gì tới vị trí đồng chủ tịch hay vị trí này chỉ là tạm thời.

    Nhung scandal dang sau su hao nhoang cua Hoa hau My hinh anh 2
    Kate Shindle (mặc đầm trắng) trao vương miện cho người kế nhiệm trên sân khấu Hoa hậu Mỹ.

    Hoa hậu Mỹ 1966 Deborah Berge – một trong những thành viên hội đồng bổ nhiệm Calrson – cho biết cô và các thành viên khác đã quá nôn nóng trong việc cứu hiệp hội mà họ yêu mến và sẵn sàng chỉ định Carlson.

    "Tôi đã nghĩ cô ấy là một lựa chọn hoàn hảo bởi cô ấy có một sự nghiệp rực rỡ, một nhân vật được công chúng biết đến và hẳn có rất nhiều mối quan hệ có lợi. Tôi đã không do dự khi cô ấy tìm gặp ban giám đốc và nói mọi người cần phải bổ nhiệm cô ấy" Berge cho biết.

    Ban lãnh đạo “độc hại”

    Chia sẻ với CNN, người phát ngôn của Hiệp hội Karl Nilsson khẳng định Carlson đảm nhận vai trò với một chút "do dự và bối rối". Nhưng xuất hiện trước công chúng, bà vẫn giữ được vẻ nhiệt huyết và đem tới những hy vọng. Hiệp hội phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng Carlson cam kết hợp tác với tất cả các cổ đông để tìm ra con đường sống.

    Một ban giám đốc do Carlson dẫn dắt bắt đầu hoạt động vào tháng 1, gồm 3 cựu hoa hậu Mỹ và 2 ủy viên cấp bang. Hai cựu hoa khôi bang gia nhập ban giám đốc vào tháng 2 và theo sau đó là vào tháng 5, Regina Hopper đảm nhận vị trí CEO, và cựu Hoa hậu Mỹ Marjorie Vincent-Tripp giữ chức ủy viên.

    Hiệp hội gọi cuộc họp đầu tiên của ban lãnh đạo toàn nữ là sự kiện mở ra "kỷ nguyên mới của tiến bộ, đoàn kết và trao quyền”. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7, phần lớn những cái tên kể trên đã rời bỏ vị trí, tự nguyện hoặc bị ép buộc.

    Hoa hậu Mỹ 1998 Kate Shindle – diễn viên kiêm ca sĩ, chủ tịch Công đoàn Diễn viên – tuyên bố rời bỏ ban lãnh đạo để thoát khỏi một môi trường "độc hại". Cô gọi mình và những người khác chỉ là bù nhìn giúp đánh bóng cho thương hiệu cá nhân của Carlson.

    Nhung scandal dang sau su hao nhoang cua Hoa hau My hinh anh 3
    2018 là năm đầu tiên Miss America quyết định bỏ phần thi áo tắm.

    Hoa khôi North Carolina 1991 Jennifer Vaden Barth kể lại một cuộc họp mà Carlson "quát tháo và mắng nhiếc" hội đồng. "Đó là khi tôi nhận ra rằng mình sẽ không bao giờ có thể đóng góp cho hiệp hội. Thay vì điều đó, tôi sẽ nói lên tiếng nói của mình về việc thiếu minh bạch, thống nhất và một ban quản trị tốt", Barth phát biểu.

    Người phát ngôn của hiệp hội gọi những lời buộc tội này là "giả dối và vu khống".

    Tranh cãi xoay quanh chiếc áo tắm

    Xung đột leo thang chỉ chưa đầy 3 tuần sau khi Carlson thông báo phần thi áo tắm sẽ bị bãi bỏ. Rất nhiều người hoan nghênh quyết định này như một bước tiến ý nghĩa trong việc loại bỏ suy nghĩ coi thường phụ nữ. Tuy nhiên sự thay đổi cũng đã làm nổ ra những bất hòa bên trong hàng ngũ của hoa hậu Mỹ.

    Theo Shindle và Barth, quyết định của ban lãnh đạo không đạt được sự nhất trí, bất chấp lời khẳng định trái ngược của hiệp hội. Shindle và Barth khẳng định với Carlson, đây là một quyết định nước đôi.

    Đó là hoặc phải bỏ phần thi áo tắm, hoặc sẽ mất sóng của ABC. Trong khi đó, Hiệp hội Hoa hậu Mỹ khẳng định bỏ phần thi áo tắm không phải là sự đổi chác để giữ sóng truyền hình.

    Không ít cựu thí sinh cho rằng phô bày hình thể đẹp của các thí sinh chính là một trong những điểm hấp dẫn của Hoa hậu Mỹ. Hoa hậu Mỹ từng có khởi đầu là một cuộc thi áo tắm vào năm 1921. Khi đó, mặc áo tắm được coi là sự giải phóng. Đến nay, áo tắm vẫn chưa hề giảm giá trị, đó vẫn là khúc hát ngợi ca tính nữ và vẻ đẹp của người phụ nữ.

    Trong một buổi nói chuyện hồi tháng 7, Carlson khẳng định dù bà gắn liền với phong trào #MeToo, công việc của bà tại Miss America là hoàn toàn tách biệt. Nhưng với Hoa hậu Mỹ 1992 Carolyn Sapp Daniels, thông điệp này chỉ là ví dụ cho thấy Carlson đang sử dụng Hoa hậu Mỹ như một công cụ để xây dựng thương hiệu cá nhân và phong trào của bà.

    "Tôi không phản đối phong trào của Carlson nhưng đó không phải là phong trào của Hoa hậu Mỹ. Hoa hậu Mỹ là 51 người phụ nữ tuyệt vời với những nền tảng của riêng họ. Hoa hậu Mỹ không phải là #MeToo", Daniels phát biểu.

    Nhung scandal dang sau su hao nhoang cua Hoa hau My hinh anh 4
    Bà Gretchen Carlson bị yêu cầu từ chức.

    Hoa hậu Mỹ 2004 Ericka Dunlap cho rằng tranh cãi về phần thi áo tắm xuất hiện nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận vào những yếu kém trong khâu quản lý và tài chính của những người đứng đầu hiệp hội. Và loại bỏ phần thi áo tắm có thể là một cơ hội để thu hút sự đầu tư của các thương hiệu khác.

    "Áo tắm chỉ là công cụ khiến mọi người huyên náo. Bạn có thể yêu hoặc ghét cuộc thi nhưng hãy nói về tài chính bởi không có gì quyến rũ hơn một tài khoản ngân hàng chắc chắn", Dunlap phát biểu.

    Kêu gọi từ chức

    Tháng 7, một bức thư với chữ ký của 22 ủy viên cấp bang đã được phát ra, kêu gọi Carlson, Hopper và một số thành viên khác từ chức.

    "Chúng tôi thấy rằng cần phải sử dụng tiếng nói lãnh đạo của mình để bày tỏ sự thất vọng. Theo quan điểm của chúng tôi, toàn bộ ban lãnh đạo mà đứng đầu là bà Gretchen Carlson và bà Regina Hopper đã thất bại", bức thư viết.

    "Chúng tôi được hứa hẹn về một sự minh bạch, sung túc và một sự dẫn dắt tốt nhất. Nhưng họ đã thất bại trong việc thực hiện những điều cam kết trên. Theo chúng tôi, sự lãnh đạo của họ đã khiến Miss American 2.0 chỉ đơn giản là một cái tựa mới cho những sách lược cũ của một đội ngũ quản lý sợ hãi và ngu muội”, nhóm ủy viên nhấn mạnh.

    23 cựu hoa hậu Mỹ cũng đã cùng viết một bức thư khác kêu gọi họ từ chức. Bức thư thậm chí đã trở thành một cuộc ký tên online, buộc tội các lãnh đạo hiệp hội hạ thấp phụ nữ, làm mất niềm tin và gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của Hoa hậu Mỹ. Cho tới thời điểm này đã có 22.000 người tham gia ký tên.

    Tuy nhiên, cũng có một nhóm các cựu hoa hậu khác đứng lên bảo vệ Carlson và cho rằng ban lãnh đạo hiện tại đang làm việc không mệt mỏi để đưa Hoa hậu Mỹ đạt được những bước tiến mới.

    "Trong bất kỳ cuộc chuyển giao nào cũng luôn có những người bất đồng và thấy khó chấp nhận sự thay đổi. Chúng tôi chào đón tất cả những ai muốn tiến lên và là một phần của chương trình bền vững nhằm đem học bổng và những cơ hội mới đến cho tất cả các cô gái trẻ", CEO Hopper phát biểu.

    Nhung scandal dang sau su hao nhoang cua Hoa hau My hinh anh 5
    Lá thư của Cara Mund bị rò rỉ cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ tổ chức Miss America.

    Đỉnh điểm của sự chia rẽ chính là khi lá thư của Cara Mund (Miss America 2018), với nội dung cho rằng Carlson và Hopper đã đẩy cô ra ngoài để Carlson trở thành gương mặt của Hoa hậu Mỹ, bị phát tán rộng rãi.

    "Chủ tịch và CEO của chúng ta đã bắt tôi phải im lặng và loại bỏ tôi khỏi vai trò trong Hoa hậu Mỹ. Ý tưởng của việc trao quyền cho phụ nữ, về tính minh bạch và cởi mở, là những điều thật tuyệt vời. Nhưng thực tế lại khác xa. Tôi đang sống với sự cách biệt đó. Tiếp tục im lặng là tước đi quyền/sức mạnh của tôi và quyền/sức mạnh của những người phụ nữ tin tôi. Tôi không thể để cho khi bất kỳ ai trong chúng ta bị điều khiển, phải im lặng hay bắt nạt", Cara Mund viết.

    Hoa hậu 1995 Heather Whitestone McCallum cho rằng những điều mà Cara Mund đang phải chịu đựng đã đi ngược lại các giá trị mà Hoa hậu Mỹ đang đại diện.

    "Hoa hậu Mỹ là gương mặt của hiệp hội, cô ấy xứng đáng được đối xử một cách tôn trọng. Tôi tiếc cho Cara và thấy cần phải có trách nhiệm trong việc ủng hộ Gretchen", McCallum phát biểu.

    Carlson phủ nhận những cáo buộc của Mund, cho rằng cô này đang buồn rầu quá mức: “Hiệp hội Hoa hậu Mỹ ủng hộ Cara. Thật đáng thất vọng khi cô ấy chọn cách công khai lá thư của mình thay vì xử lý cá nhân. Bức thư của cô ấy chứa đầy sự nhầm lẫn và những lời buộc tội vô căn cứ".

    Dù cho sự thật là thế nào, những tổn thất với Hoa hậu Mỹ là có thật và lời kêu gọi Carlson từ chức đang ngày càng tăng.

    Năm đầu tiên bỏ thi bikini, Hoa hậu Mỹ bị khán giả phản đối

    Người đẹp Nia Imani Franklin, đến từ thành phố New York, đã vượt qua 50 đối thủ để đăng quang cuộc thi Miss America 2019.

    Nguồn: Zing

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Chị em hãy tham khảo thời trang “hack” tuổi của Trang Pháp để hack tuổi trẻ trung – Thời trang
  • Tăng Thanh Hà có niềm đam mê bất diệt với váy liền, chị em U40 nên học hỏi – Thời trang
  • 4 món đồ thời trang đã lỗi mốt nàng nên nói lời tạm biệt sớm nếu không muốn style xuống hạng – Thời trang
  • Phương Ly 33 tuổi vẫn ghi ấn tượng với style sành điệu, xứng đáng để hội chị em học tập – Thời trang
  • Song Hye Kyo là “cao thủ” diện đồ trắng, các chị em nên học lỏm một vài công thức cơ bản – Thời trang