Khám pháNhững lễ hội ở Đông Nam Á vào dịp cuối năm

1. Lễ hội Loy Krathong - Thái Lan Lễ hội Loy Krathong hay còn gọi là lễ hội hoa đăng, đây được đánh giá là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với hàng nghìn hàng vạn cây nến và đèn hoa đăng được thắp sáng thả lên trời cũng như thả trôi trên các con sông. Ngày lễ này đối với người Thái Lan có rất nhiều những ý nghĩa đặc...
  • Bức ảnh polaroid ám ảnh: Hé lộ giây phút cuối đời của 2 nạn nhân nhỏ tuổi hay bí ẩn không lời giải suốt hơn 3 thập kỷ? – Khám phá
  • Ngân hàng lương thực ở Nhật Bản gặp khó do suy thoái kinh tế – Khám phá
  • 1. Lễ hội Loy Krathong – Thái Lan

    Lễ hội Loy Krathong hay còn gọi là lễ hội hoa đăng, đây được đánh giá là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với hàng nghìn hàng vạn cây nến và đèn hoa đăng được thắp sáng thả lên trời cũng như thả trôi trên các con sông. Ngày lễ này đối với người Thái Lan có rất nhiều những ý nghĩa đặc biệt cũng như chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái.

    2. Lễ hội ánh sáng Deepavali – Malaysia

    Lễ hội ánh sáng Deepavali – Malaysiacòn được gọi là lễ hội Diwali. Được tổ chức thường niên vào ngày 4 tháng 11 và kéo dài 5 ngày. Trước đây, với những người theo đạo Hindu ở Malaysia đây là một lễ hội tôn giáo vô cùng quan trọng. Còn ngày nay, đây là lễ hội của toàn dân trên khắp đất nước Malaysia. Trong những ngày này, người dân sẽ đến đền thờ hoặc ở nhà để cầu nguyện, tạ ơn cũng như làm các nghi thức để rửa tội. Đây cũng là một ngày để mọi người trở về nhà để sum họp, vui vầy bên nhau, cùng thắp đèn kuthuvilakku – một loại đèn dầu truyền thống của người Ấn Độ và đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi – một nữ thần thịnh vượng.

    3. Lễ hội đua thuyền ( Bon Om Touk) – Campuchia

    Lễ hội đua thuyền ( Bon Om Touk) hay còn gọi là lễ hội nước Campuchia được tổ chức mỗi năm một lần vào Phật Giáo Kadeuk (thường là tháng 11). Lễ hội này được tổ chức để kỉ niệm một hiện tượng tự nhiên kì thú đó là: luồng nước đảo ngược giữa sông Tonle Sap và sông Mekong. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày với rất nhiều sự kiện như: đua thuyền, diễu hành, pháo hoa và rất nhiều những hoạt động vui chơi khác. Trong những ngày lễ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những ban nhạc Pop khuấy động đường phố hay những khu ẩm thực được bày ngập tràn trên các khu phố.

    4. Lễ hội nấu cơm nếp Htamane – Myanmar

    Lễ hội diễn ra vào ngày trăng tròn tháng 11 hàng năm. Vào ngày lễ hội, mọi người sẽ nấu những chảo lớn cơm nếp với gừng, dừa, đậu, mè; sau đó gói trong lá chuối. Các công đoạn chế biến khá phức tạp và công phu, do những người đàn ông khỏe mạnh thực hiện.Cơm nếp được nấu trong các tu viện hoặc các cửa hàng đặc biệt, được dâng cúng Đức Phật, chia cho hàng xóm, người thân và bạn bè như một món quà của lễ hội.

    5. Lễ hội MassKara – Philippines

    Lễ hội MassKara còn được gọi là lễ hội của những nụ cười được tổ chức vào tháng 10 hàng năm tại thành phố Bacolod, đảo Visayas, Philippines. Tại lễ hội, mọi người đều đeo những chiếc mặt nạ với nụ cười rạng rỡ. Ngày nay, MassKara đã trở thành một lễ hội vô cùng quan trọng đối với người dân Philippines, giúp thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch tới tham dự.

    6. Lễ hội That Luang – Lào

    Ở đất nước mà Phật giáo được coi là quốc đạo thì Lễ hội Phật giáo như Thạt Luổng được người dân coi là một lễ hội truyền thống không thể thiếu. Lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước và một bộ phận các dân tộc ở vùng Bắc Thái Lan cũng như du khách quốc tế, đặc biệt là những người theo đạo Phật. Lễ hội được tổ chức vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng.

    7. Lễ hội văn hóa Ramelau – Đông Timor

    Được đặt theo tên núi đỉnh cao nhất của đất nước, lễ hội văn hóa Ramelau là sự kiện văn hóa lớn nhất được tổ chức bên ngoài thủ đô ở Đông Timor. Lễ hội này được tổ chức tại quận Ainaro và thường tổ chức vào tháng Mười hàng năm. Lễ hội được diễn ra trong ba ngày và là niềm tự hào văn hóa, tôn vinh đỉnh Núi Ramelau – một biểu tượng của đoàn kết và niềm tự hào của người dân Đông Timor.

    8. Lễ hội Giáng sinh Miền nhiệt đới – Singapore

    Lễ hội thường niên “Giáng sinh miền nhiệt đới” sẽ được tổ chức tại Singapore. Trong những ngày này, tất cả các đại lộ như Orchard và Vịnh Marina, Tanglin, Scotts, Bras Basah đều được thắp sáng lung linh, rực rỡ, những màn trình diễn hấp dẫn nhất. Đây cũng là thời gian để du khách có thể thoải mái mua sắm với các chương trình giảm giá lớn.

    The post Những lễ hội ở Đông Nam Á vào dịp cuối năm appeared first on Tripi Blog.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá