Khám pháNăm 2023 sẽ nóng kỷ lục? – Khám phá

Theo Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU, tháng 10-2023 đã phá sâu kỷ lục về nhiệt độ cao của tháng 10-2019. Bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc C3S, cho biết kỷ lục đã bị phá vỡ 0,4 độ C và đây là mức chênh lệch rất lớn. Theo Reuters, bộ dữ liệu của Copernicus có từ năm 1940. "Khi kết hợp dữ liệu của mình với Ủy ban Liên...
  • “Đường cao tốc” dài 800km thời Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế phải sửng sốt: Làm bằng đất nhưng sau 2000 năm “không có lấy 1 ngọn cỏ”, rắn chắc như bê tông – Khám phá
  • Ấn Độ: Khách dự lễ cưới ném bát đũa, cầm ghế đánh nhau vì thiếu cỗ – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Năm 2023 sẽ nóng kỷ lục? đến các bạn đọc

    Theo Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU, tháng 10-2023 đã phá sâu kỷ lục về nhiệt độ cao của tháng 10-2019. Bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc C3S, cho biết kỷ lục đã bị phá vỡ 0,4 độ C và đây là mức chênh lệch rất lớn.

    Theo Reuters, bộ dữ liệu của Copernicus có từ năm 1940. "Khi kết hợp dữ liệu của mình với Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), chúng tôi có thể nói rằng đây là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua" – bà Burgess cho biết thêm. Dữ liệu dài hạn hơn từ IPCC gồm thông tin từ các nguồn như lõi băng, vòng cây và trầm tích san hô.

    Nắng nóng nói trên là hậu quả của việc phát thải khí nhà kính liên tục từ hoạt động của con người, kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino trong năm nay, làm ấm vùng nước bề mặt ở Đông Thái Bình Dương.

    Điển hình, Úc vừa ghi nhận tháng 10 khô hạn nhất trong hơn 20 năm do ảnh hưởng của El Nino. Cục Khí tượng Úc cho biết hôm 8-11 tình trạng thiếu hụt lượng mưa xảy ra ngày càng nhiều nơi và ngày một nghiêm trọng.

    Người dân làm mát tại đài phun nước trong đợt nắng nóng ở TP Sao Paulo – Brazil vào cuối tháng 9. Ảnh: REUTERS

    Biến đổi khí hậu cũng đang thúc đẩy nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan từ đầu năm đến giờ, như lũ lụt khiến hàng ngàn người thiệt mạng ở Libya, nắng nóng khắc nghiệt ở Nam Mỹ và mùa cháy rừng tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở Canada.

    "Chúng ta không thể để lũ lụt, cháy rừng, bão và nắng nóng tàn khốc trong năm nay trở thành hiện tượng bình thường mới. Bằng cách nhanh chóng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ tới, chúng ta có thể giảm một nửa tốc độ nóng lên toàn cầu" – ông Piers Forster, nhà khoa học khí hậu tại Trường ĐH Leeds (Anh), kêu gọi.

    Tuy các quốc gia đặt ra mục tiêu tham vọng về cắt giảm khí thải nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Lượng khí thải CO2 trên toàn cầu vẫn đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022.

    Ông Richard Allan, nhà khoa học khí hậu tại Trường ĐH Reading (Anh), cũng nhấn mạnh: "Chỉ bằng cách cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính nhanh chóng và với quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực, chúng ta mới có thể tránh được những kỷ lục nắng nóng lặp đi lặp lại".

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá