Khám pháMâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa – Khám phá

Lễ Seollal kéo dài trong ba ngày, bắt đầu từ ngày hôm trước và kết thúc vào ngày hôm sau Tết Nguyên đán. Nó là ngày lễ quốc gia ở Hàn Quốc; nhiều doanh nghiệp đóng cửa trong thời gian này và cho nghỉ có lương để các gia đình có thể đi du lịch. Ngày nay, nhiều người Hàn Quốc cũng kỷ niệm ngày đầu năm mới theo lịch dương, tuy nhiên, nó...
  • Xả súng gần khu nhà trẻ ở Thái Lan khiến ít nhất 4 người thương vong – Khám phá
  • Nhiều bác sĩ Mỹ chia sẻ hình ảnh đau thương khi cấp cứu cho nạn nhân các vụ xả súng, phản đối việc mua bán vũ khí quá dễ dàng – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa đến các bạn đọc

    Lễ Seollal kéo dài trong ba ngày, bắt đầu từ ngày hôm trước và kết thúc vào ngày hôm sau Tết Nguyên đán. Nó là ngày lễ quốc gia ở Hàn Quốc; nhiều doanh nghiệp đóng cửa trong thời gian này và cho nghỉ có lương để các gia đình có thể đi du lịch. Ngày nay, nhiều người Hàn Quốc cũng kỷ niệm ngày đầu năm mới theo lịch dương, tuy nhiên, nó vẫn không thể quan trọng như Seollal.

    Là quốc gia với lịch sử chú trọng nông nghiệp, mùa màng, không có gì khó hiểu khi Seollal cũng là dịp người Hàn được thỏa sức ăn ngon với những món ăn đậm tinh thần ngày Tết, vừa để mừng thành quả một năm cũ đã qua, vừa cầu chúc may mắn cho một năm mới đến.

    Dưới đây là những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của người Hàn.

    Canh bánh gạo Tteokguk

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 2. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 3. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 4.

    Đây là món ăn "linh hồn" của Seollal, với vai trò quan trọng tương đương bánh chưng hoặc bánh dày. Người Hàn quan niệm ăn một bát Tteokguk vào đầu năm mới là "nghi thức" có thêm một tuổi mới.

    Tteokguk có thành phần chính là món bánh gạo trắng thái mỏng, tượng trưng cho năm mới tươi sáng và dồi dào. Bánh ăn cùng nước hầm thịt bò, kèm trứng tráng thái sợi.

    Món chiên Jeon

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 5. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 6. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 7.

    Jeon là tên gọi chung các món chiên dịp Seollal được chế biến từ những nguyên liệu dễ kiếm như trứng, hải sản, rau củ, thịt giăm bông… đầy đủ sắc màu. Các nguyên liệu sẽ được tẩm bột, trứng và đem chiên. Món này thường được dùng cùng rượu gạo makgeolli.

    Sườn non bò Galbi-jjim

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 8. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 9.

    Galbi-jjim, hay thịt sườn non bò kho, cũng là một món ăn không bao giờ bị bỏ qua trong dịp Tết. Món này được nấu bằng cách nấu chậm thịt bò, sau đó thêm miến và rau vào nước sốt làm từ đậu nành. Nước sốt thực ra khá giống với nước sốt bulgogi, nhưng ngọt hơn một chút. Thịt bò được kho mềm đến mức dễ dàng rơi ra khỏi xương.

    Miến Japchae

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 10. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 11.

    Miến Japchae ăn kèm nước tương, gồm miến xào, rau bina, cà rốt, hành tây, thịt và các nguyên liệu khác, cân bằng cả vị mặn và ngọt. Độ giòn của các loại rau và sự mềm mại của miến là điều khiến nó cuốn hút.

    Đây cũng được coi là một món dễ ăn, phù hợp với cả những người chưa từng thử ẩm thực Hàn Quốc.

    Đồ ngọt Hangwa

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 12. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 13. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 14.

    Hangwa là tên gọi chung cho các món bánh kẹo truyền thống Hàn Quốc. Hangwa không chỉ sặc sỡ, đẹp mắt mà cũng ngon miệng, phù hợp dùng cùng trà hoặc tráng miệng. Một số loại bánh phổ biến là bánh mật ong, các loại kẹo Dangryu, mứt Jeonggwa.

    Nước gạo ngọt Sikhye

    Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc: Không chỉ thịnh soạn mà còn giàu ý nghĩa - Ảnh 15.

    Sikhye là món nước gạo truyền thống của Hàn Quốc được phục vụ theo truyền thống trong các bữa tiệc và dịp kỷ niệm. Món này được làm từ gạo nếp và sử dụng mật ong hoặc đường để tăng thêm vị ngọt.

    Mọi người thường thưởng thức Sikhye lạnh sau bữa ăn. Bạn cũng sẽ tìm thấy sikhye tại các cửa hàng tiện lợi và phòng tắm hơi Hàn Quốc vào mọi dịp trong năm. Hơn nữa, Sikhye cũng khá dễ làm tại nhà.

    Nguồn: Creatrip

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá