Khám pháLoại “tủ lạnh” 2.400 năm tuổi của người Ba Tư: Cao hơn 18m, thể tích 6.500m3, không dùng điện vẫn bảo quản được đồ ăn – Khám phá

Hàng nghìn năm trước đây, dù các nền văn minh nhân loại cổ đại chưa đạt đến sự tiến bộ như hiện tại, thế nhưng người xưa đã rất khéo léo và tài tình trong việc sáng tạo các "công nghệ" và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Lấy ví dụ về người Inca, những người không có hệ thống chữ viết phát triển nhưng lại có ‘quipu’ - một thiết bị đếm bằng...
  • Buffett đã làm gì để con cái ngoài 20 tuổi mới biết nhà mình giàu? Không phô trương tài sản, bảo con đến ngân hàng thay vì vay tiền bố, đặc biệt là muốn có tiền phải làm điều này – Khám phá
  • Ẩn sau bức hình này là một bí mật mà bạn phải… lắc đầu cực mạnh mới thấy được – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Loại “tủ lạnh” 2.400 năm tuổi của người Ba Tư: Cao hơn 18m, thể tích 6.500m3, không dùng điện vẫn bảo quản được đồ ăn đến các bạn đọc

    Hàng nghìn năm trước đây, dù các nền văn minh nhân loại cổ đại chưa đạt đến sự tiến bộ như hiện tại, thế nhưng người xưa đã rất khéo léo và tài tình trong việc sáng tạo các "công nghệ" và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

    Lấy ví dụ về người Inca, những người không có hệ thống chữ viết phát triển nhưng lại có ‘quipu’ – một thiết bị đếm bằng các nút thắt và dây cho phép họ theo dõi số dân, gia súc và thậm chí ghi lại các giai đoạn quan trọng trong văn hóa của họ. Về phương diện kỹ thuật, minh chứng tiêu biểu nhất là các kỳ quan kiến trúc có mặt trên khắp các châu lục, như Kim tự tháp của Ai Cập hay các thành phố ngầm như Derinkuyu ở vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Một ví dụ tuyệt vời về kỹ thuật thông minh và bền vững nữa bắt nguồn từ Trung Đông, một trong những cái nôi của nền văn minh và phát triển văn hóa nhân loại. Ở đó, vào khoảng năm 400 trước trước Công nguyên, người Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một kiến trúc đặc biệt có tên là ‘yakhchāl’.

    Kiến trúc "nhà băng" đặc trưng được gọi là Yakhchal ở Kashan, Iran. Ảnh: Thevintagenews

    Yakhchāl nghĩa đen là "hố băng". Cấu trúc đặc biệt này không đóng vai trò là nơi ở hay nơi chôn cất của con người. Thay vào đó, nó thực hiện một chức năng quan trọng khác giúp cuộc sống của người dân giữa mùa hè thiêu đốt trở nên dễ dàng hơn. Sống dưới khí hậu khô nóng và nhiệt độ cao, những cư dân Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một số cách để giải nhiệt và dự trữ thức ăn trong những tháng mùa hè và thế là yakchāls được ra đời.

    Những "tòa nhà" này cung cấp không gian và điều kiện thích hợp để giữ tươi thực phẩm, thậm chí là cả nước đá, giúp chúng không bị hỏng nhanh do nhiệt độ cao. Ở bên ngoài, yakhchāl có dạng hình chóp nón với nhiều khoanh tròn xếp chồng lên nhau, tạo thành các bậc thang hướng lên trên theo thứ tự nhỏ dần. Bên trong yakhchāl thường tích hợp một hệ thống làm mát bay hơi cho phép nước đá và nguồn thực phẩm được giữ mát hoặc thậm chí đông lạnh khi được cất giữ trong các phòng dưới lòng đất của cấu trúc.

    Việc người Ba Tư cổ đại có thể lưu trữ "băng" ở giữa sa mạc nghe có vẻ khó tin, nhưng về bản chất, kỹ thuật của họ không quá phức tạp.

    Một yakhchāl có chiều cao trung bình khoảng 18m với không gian rộng lớn để chứa đồ có thể tích lên đến 6.500m3. Hệ thống làm mát bay hơi bên trong yakhchāl hoạt động thông qua các ống chắn gió cùng dòng nước được đưa từ các suối gần đó qua qanāts, hệ thống kênh ngầm phổ biến trong khu vực được thiết kế để dẫn nước qua các cộng đồng dân cư và các cơ sở khác nhau.

    Loại tủ lạnh 2.400 năm tuổi của người Ba Tư: Cao hơn 18m, thể tích 6.500m3, không dùng điện vẫn bảo quản được đồ ăn - Ảnh 2.

    Bên trong một yakhchāl nhìn lên lỗ thông. Ảnh: Thevintagenews

    Quá trình làm mát bằng hơi nước khiến nhiệt độ bên trong yakhchāl giảm xuống dễ dàng, tạo cảm giác mát lạnh như đang đứng bên trong một chiếc tủ lạnh lớn. Các bức tường cũng được xây dựng vô cùng thông minh bằng việc sử dụng loại vữa đặc biệt siêu cách nhiệt, giúp bảo vệ không gian bên trong khỏi cái nắng nóng của sa mạc. Hỗn hợp này bao gồm cát, đất sét, đặc biệt là lòng trắng trứng và lông dê cùng những thành phần khác.

    Các yakchāl cũng được thiết kế các rãnh ở phía dưới để chứa và dẫn nước từ các khối băng bị chảy. Sau khi được thu thập, lượng nước này sẽ được đông lạnh lại vào ban đêm, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên cũng như nhiệt độ ban đêm lạnh giá của sa mạc. Đó là một quá trình lặp đi lặp lại.

    Loại tủ lạnh 2.400 năm tuổi của người Ba Tư: Cao hơn 18m, thể tích 6.500m3, không dùng điện vẫn bảo quản được đồ ăn - Ảnh 3.

    Ảnh: Thevintagenews

    Các yakchāl không chỉ được hoàng gia và các quan chức cấp cao của nhà nước sử dụng để bảo quản nguồn thực phẩm và nước đá, mà ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội cũng có thể tiếp cận chúng.

    Ngày nay, các yakhchāls truyền thống không còn được sử dụng và một số công trình đã bị bão sa mạc làm hư hại và xói mòn. Thế nhưng vẫn có thể tìm thấy nhiều yakhchāls còn nguyên vẹn trên khắp Iran và một số quốc gia láng giềng, cho đến tận Tajikistan. Thuật ngữ yakhchāl vẫn được sử dụng rộng rãi và thường dùng để chỉ tủ lạnh trong nhà bếp hiện đại.

    Nguồn: Thevintagenews.com

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá