Khám pháHàng trăm người vẫn mất tích, Brazil cảnh báo nguy cơ vỡ thêm đập – Khám phá

Báo động được đưa ra chiều 27/1 (giờ Việt Nam) cho biết mực nước của con đập này hiện ở mức cao. Đáng chú ý, con đập này cũng là một phần của tổ hợp Corrego do Feijao và nằm gần vị trí con đập đã vỡ hai ngày trước đó. Công tác sơ tán người dân trong vùng nguy hiểm đang được triển khai nhanh chóng. Ngày 25/1, đập hồ chứa chất thải tại...
  • Quá nửa Gen Z ở các nước Á Đông không muốn kết hôn: Giá trị gia đình truyền thống đã biến mất trong thời đại này? – Khám phá
  • Dập tắt đám cháy trên phà chở 335 người ở biển Baltic – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Hàng trăm người vẫn mất tích, Brazil cảnh báo nguy cơ vỡ thêm đập đến các bạn đọc

    Báo động được đưa ra chiều 27/1 (giờ Việt Nam) cho biết mực nước của con đập này hiện ở mức cao. Đáng chú ý, con đập này cũng là một phần của tổ hợp Corrego do Feijao và nằm gần vị trí con đập đã vỡ hai ngày trước đó. Công tác sơ tán người dân trong vùng nguy hiểm đang được triển khai nhanh chóng.

    Ngày 25/1, đập hồ chứa chất thải tại mỏ quặng sắt Corrego do Feijao thuộc sở hữu của tập đoàn khai thác khoáng sản Vale, nhà sản xuất và khai thác sắt lớn nhất thế giới, bị vỡ đã làm tràn hàng nghìn mét khối bùn và nước xuống khu vực dân cư xung quanh.

    Hiện trường vụ vỡ đập hồ chứa chất thải tại Brumadinho, gần Belo Horizonte, bang Minas Gerais, Brazil, ngày 25/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN

    Tại thời điểm xảy ra vụ việc, hồ chứa có khoảng 1 triệu mét khối chất thải khoáng sản. Bùn và nước từ hồ chứa đã tràn qua khu vực nhà làm việc của công ty quản lý mỏ, nơi các nhân viên và công nhân đang nghỉ trưa, sau đó tiếp tục đổ xuống khu vực dân cư ở thị trấn Vila Ferteco.

    Cơ quan bảo vệ môi trường Ibama của Brazil đã phạt tập đoàn Vale 66 triệu USD sau thảm họa trên.

    Cách đây 4 năm, cũng tại bang Minas Gerais đã xảy ra một vụ vỡ đập thuộc sở hữu của Vale và tập đoàn khai thác khoáng sản BHP Billiton của Australia khiến 19 người thiệt mạng và hàng trăm người phải đi sơ tán. Đây được coi là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil, gây ra một cuộc khủng hoảng nước sạch ảnh hưởng tới 250.000 người và môi trường sống của các loài thủy sinh. Ước tính 60 triệu m3 chất thải đã đổ ra các con sông và cuối cùng là Đại Tây Dương.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá