Khám pháGoogle mời dùng thử chatbot Bard – đối thủ của ChatGPT – Khám phá

Theo The Guardian, đây được coi là thời điểm quyết định đối với Google trong bối cảnh ứng dụng tìm kiếm hàng đầu của họ có nguy cơ bị các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) của đối thủ vượt mặt, ngay cả khi các chatbot đó chưa hoàn thiện trong việc trả kết quả chính xác và hữu ích. Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết thử nghiệm dành cho công chúng...
  • Vợ chồng Meghan Markle cảm thấy áp lực trước động thái mới của nhà Công nương Kate – Khám phá
  • Sà lan đâm gãy cầu ở Trung Quốc, nhiều phương tiện rơi xuống sông – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Google mời dùng thử chatbot Bard – đối thủ của ChatGPT đến các bạn đọc

    Theo The Guardian, đây được coi là thời điểm quyết định đối với Google trong bối cảnh ứng dụng tìm kiếm hàng đầu của họ có nguy cơ bị các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) của đối thủ vượt mặt, ngay cả khi các chatbot đó chưa hoàn thiện trong việc trả kết quả chính xác và hữu ích.

    Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết thử nghiệm dành cho công chúng này được đưa ra sau thử nghiệm chatbot Bard với 80.000 nhân viên của Google, là bước đầu tiên trước khi chatbot này ra mắt nhiều quốc gia hơn với nhiều ngôn ngữ hơn.

    Văn phòng Google ở New York – Ảnh: REUTERS

    Theo ông Pichai, phản hồi của người dùng là rất quan trọng để cải thiện sản phẩm và công nghệ cơ bản. Hiện chatbot Bard có thể nhận câu hỏi, yêu cầu và trả lời bằng tiếng Anh bình thường, có khả năng đưa ra các câu trả lời sáng tạo cho các câu hỏi khó. Từ ngày 21-3, người dùng có thể đăng ký quyền truy cập thông qua danh sách chờ trên trang web của công ty.

    Google chỉ công bố về chatbot Bard vào tháng 2 như động thái đáp lại sự thành công vượt bậc của ChatGPT dù đã chuẩn bị cho công nghệ này từ lâu. Vài ngày sau thông báo của Google, Microsoft đã tiến xa hơn, tiết lộ và ra mắt Bing Chat, được cung cấp bởi mô hình ngôn ngữ GPT-4 của OpenAI.

    Không giống như hai hệ thống đó, Bard dựa trên mô hình ngôn ngữ riêng của Google, được gọi là LaMDA, đã gây chú ý vào tháng 6-2022 sau khi một kỹ sư tên Blake Lemoine, bị cho tạm nghỉ việc khi ông nói chatbot mà mình đang tham gia phát triển và trở nên "có tri giác", bắt đầu suy nghĩ và lập luận như một đứa trẻ thực sự.

    Hôm 22-3, Reuters đưa tin rằng, những tiến bộ công nghệ nhanh chóng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT đang làm phức tạp thêm nỗ lực của các nhà lập pháp Liên minh Châu Âu (EU) nhằm thống nhất các luật AI mang tính bước ngoặt.

    Ủy ban Châu Âu đã đề xuất các quy tắc dự thảo gần hai năm trước nhằm bảo vệ công dân khỏi những nguy cơ của công nghệ mới nổi, vốn đã trải qua sự bùng nổ về đầu tư và sự phổ biến của người tiêu dùng trong những tháng gần đây.

    Dự thảo cần phải được đưa ra giữa các nước EU và các nhà lập pháp EU trước khi các quy tắc có thể trở thành luật.

    Một số nhà lập pháp đã dự kiến ​​sẽ đạt được sự đồng thuận về dự luật dài 108 trang vào tháng trước trong một cuộc họp ở Strasbourg – Pháp. Nhưng một cuộc họp kéo dài 5 giờ vào ngày 13-2 không dẫn đến giải pháp nào bất đồng về nhiều khía cạnh khác nhau của đạo luật dự kiến, theo 3 nguồn tin quen thuộc.

    Mặc thỏa thuận dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm nay, nhưng có những lo ngại rằng sự phức tạp và thiếu tiến bộ có thể trì hoãn luật này sang tận năm sau.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá