Khám pháĐêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh – Khám phá

Theo Time and Date, đó là trận mưa sao băng Orionids hoạt động hàng năm vào tháng 10. Theo định vị tại TP HCM của trang này, đêm dày đặc nhất với khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ sẽ rơi vào tối ngày 21, rạng sáng ngày 22 theo giờ Việt Nam. Theo tờ Space, trong một vài ngày, đỉnh điểm là 21-10 hàng năm, Trái Đất quét qua một đám thiên thạch...
  • Chủ vựa sầu riêng Thái Lan chi 7 tỷ đồng kén rể, chỉ yêu cầu “chăm chỉ và biết chọn sầu riêng ngon” – Khám phá
  • Pháp kiểm tra xe nghi ngờ chứa bom tại đại lộ Champs Elysees – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh đến các bạn đọc

    Theo Time and Date, đó là trận mưa sao băng Orionids hoạt động hàng năm vào tháng 10. Theo định vị tại TP HCM của trang này, đêm dày đặc nhất với khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ sẽ rơi vào tối ngày 21, rạng sáng ngày 22 theo giờ Việt Nam.

    Theo tờ Space, trong một vài ngày, đỉnh điểm là 21-10 hàng năm, Trái Đất quét qua một đám thiên thạch được gọi với cái tên Orionids là các mảnh và mảnh phân tán rộng rãi từ sao chổi nổi tiếng nhất trong số tất cả các sao chổi – Halley.

    Một trận mưa sao băng Orionids trước đó – Ảnh: KENT ONLINE

    Trên thực tế, đây là lần thứ hai trong năm nay chúng ta sẽ vượt qua chiếc đuôi đá bụi của Halley. Chúng ta cũng từng đi qua nó ở một phần khác của quỹ đạo hành tinh, trong vài ngày vào đầu tháng 5, làm mưa sao băng Eta Aquarids – xuất hiện.

    Bản thân sao chổi đến gần quỹ đạo Trái Đất không quá vài triệu dặm, nhưng bụi phát tán ra từ nó theo thời gian là nguyên nhân gây ra tất cả các ngôi sao băng của Eta Aquarids và Orionids.

    Theo Time and Date, bản thân sao chổi Halley mất khoảng 76 năm để quay quanh Mặt Trời nên phải đến năm 2061 bạn mới có thể nhìn thấy chủ nhân của những trận mưa sao băng rơi 2 lần mỗi năm này.

    Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids rơi từ sao chổi Halley lừng danh - Ảnh 2.

    Bản đồ quan sát mưa sao băng Orionids với các sao băng sẽ phát ra từ điểm đánh dấu dấu cộng màu vàng – Ảnh: SKY AND TELESCOPE

    Mưa sao băng được đặt tên theo nơi nó phát ra chứ không phải theo tên sao chổi hay tiểu hành tinh đã gây ra nó. Vì thế để quan sát Orionids, bạn cần tìm chòm sao Lạp Hộ (Orion, hình người thợ săn) trên bầu trời. Mưa sao băng sẽ phát ra ở điểm giữa Lạp Hộ và chòm sao Song Tử (Gemini, hình hai anh em song sinh) bên cạnh.

    Để quan sát mưa sao băng rõ hơn, bạn cũng nên để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút và chọn nơi quan sát thoáng đãng, cũng như hy vọng thời tiết sẽ tốt.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá