Làm đẹpĐâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc – Làm đẹp

Trong mỗi ngôi nhà, nhà bếp được xem là một trong những căn phòng quan trọng nhất. Đây là nơi các thành viên trong gia đình nấu nướng, dọn dẹp hay dùng bữa. Tuy nhiên, nhà bếp cũng được đánh giá là nơi bẩn nhất trong nhà, có những thứ trong nhà bếp t..
  • O Sen – Quán quân Ca sĩ mặt nạ: “Luôn tìm về giá trị nguyên bản để nuôi dưỡng hạnh phúc hiện tại” – Làm đẹp
  • 3 bí quyết giúp bạn giảm cân và vòng eo mà không cần tập tành cực khổ – Làm đẹp
  • Chuyên mục Làm đẹp giới thiệu bài Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc đến các bạn đọc

    Trong mỗi ngôi nhà, nhà bếp được xem là một trong những căn phòng quan trọng nhất. Đây là nơi các thành viên trong gia đình nấu nướng, dọn dẹp hay dùng bữa. Tuy nhiên, nhà bếp cũng được đánh giá là nơi bẩn nhất trong nhà, có những thứ trong nhà bếp thậm chí còn được các chuyên gia nhận định là chứa nhiều vi khuẩn hơn so với vài vật dụng trong nhà vệ sinh.

    Chuyên trang The Spruce mới đây đã chỉ ra danh sách 7 thứ/vật dụng bẩn nhất trong căn bếp mỗi gia đình. Chúng đều là những vật dụng quen thuộc và hầu như đều được con người sử dụng mỗi ngày. Thậm chí có những cái tên sẽ khiến nhiều người bất ngờ bởi dù quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng biết chúng chứa nhiều vi khuẩn đến như vậy.

    1. Các loại núm, tay cầm, bảng điều khiển

    Nhiều thiết bị trong nhà bếp sẽ có các loại núm vặn, tay cầm hay bảng điều khiển điện tử, có thể kể tới như lò vi sóng hay lò nướng, các loại bếp từ, bếp điện hay bếp gas. Chúng cũng chính là các khu vực mà con người thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày. Chính vì vậy, chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn. Đặc biệt là khi con người chạm vào các nút bấm, tay cầm hay bảng điều khiển khi đang nấu ăn hoặc xử lý thực phẩm sống.

    Chính vì vậy, tốt hơn hết người dùng nên sát khuẩn những khu vực này mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh nhất có thể, đồng thời hạn chế lây lan vi khuẩn chéo qua việc tiếp xúc da, tay.

    Ảnh minh họa

    2. Bồn rửa

    Nhiều chứng minh hay thí nghiệm cho thấy, bồn rửa bát có thể xem là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp. Mặc dù hàng ngày, nó vẫn được xử lý với nước và các chất tẩy rửa, tuy nhiên vi khuẩn vẫn có khả năng ẩn nấp trên bề mặt, đặc biệt là ở các kẽ hở của bồn rửa hoặc xung quanh đường ống thoát nước hay tấm lưới lọc chặn xử lý rác.

    Trên mạng xã hội, video của một chàng trai thực hiện thí nghiệm soi bồn rửa bát cũng từng nhận được nhiều sự quan tâm. Theo kết quả của thí nghiệm, chỉ sau 5 ngày, số lượng vi khuẩn tồn tại trên một vài khu vực nhỏ trong bồn lên tới 1 triệu.

    Người dùng thí nghiệm soi lượng vi khuẩn trong một khu vực ở bồn rửa bát (Video What Might Grow)

    Giải thích cho việc bồn rửa trong nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn là bởi khu vực này không chỉ tiếp xúc với nhiều bát đĩa bẩn mà còn với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Chúng có thể là thực phẩm đã chế biến mà còn có thể là thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thịt, cá…

    Chính vì vậy tốt hơn hết người dùng nên cọ rửa tổng thể khu vực bồn rửa sau mỗi bữa ăn. Đừng bỏ qua kể cả những vị trí như vòi nước, tay cầm hay những phần viền, kẽ xung quanh. Sau khi cọ rửa sạch với nước, hãy để khô tự nhiên dùng khăn để lau lại một lần cuối.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 2.

    Ảnh minh họa

    3. Miếng bọt biển rửa bát và khăn lau bát

    Dù có kích thước nhỏ nhưng miếng bọt biển rửa bát và những chiếc khăn vải thường được dùng để lau bát lại được các chuyên gia đánh giá là "đĩa nuôi cấy" vi khuẩn.

    Với miếng bọt biểng rửa bát, chúng có tính hút, giữ nước, chính vì vậy chúng được xem là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trung tâm Kiểm tra và Phân tích Vi sinh vật Quảng Đông (Trung Quốc) từng tiến hành một thí nghiệm và phát hiện có tới 7,4 triệu vi khuẩn trên một miếng bọt biển/khăn rửa bát kích thước vừa.

    Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, miếng bọt biển rửa bát hay tấm khăn vải dùng để lau khô bát đĩa cũng nên được giặt và phơi khô thường xuyên. Trong đó, công việc phơi khô là quan trọng hơn cả. Người dùng có thể phơi khô hoàn toàn chúng dưới ánh nắng mặt trời, bởi đây là phương pháp tốt nhất để loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ bên trong.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 3. Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 4.

    Ảnh minh họa

    4. Tủ lạnh

    Ngay cả khi được coi là một trong những môi trường an toàn và đảm bảo cho thực phẩm, tủ lạnh vẫn ẩn chứa một số lượng vi khuẩn nhất định. Chúng có thể ở những khu vực như tay cầm tủ lạnh, cửa tủ lạnh hay ở trong chính các ngăn chứa của tủ lạnh.

    Vi khuẩn có thể xuất phát từ rau củ quả chưa rửa (bởi việc này sẽ khiến chúng tươi lâu hơn), hoặc từ những loại thức ăn, thực phẩm tươi sống như thịt, cá mà không được cho vào hộp đựng kín. Đặc biệt hơn cả, "ổ vi khuẩn" trong tủ lạnh là những thứ đã để quá lâu ngày. Chúng có thể tạo ra môi trường cho nấm mốc hay cả những mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng tới những thứ khác trong tủ cũng như toàn bộ tủ.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 5.

    Ảnh minh họa

    Vì vậy người dùng nên duy trì thói quen tổng vệ sinh tủ lạnh nhà mình khoảng mỗi tháng 1 lần. Cách thực hiện đơn giản chỉ là bỏ toàn bộ đồ bên trong ra và lau chùi sạch sẽ. Còn với việc vệ sinh sâu, cần rút điện tủ lạnh thì có thể thực hiện khoảng 1-2 lần/năm.

    5. Thớt

    Tất cả các loại thớt trong nhà bếp, đặc biệt là thớt gỗ, được xem là "trung tâm phân phối" vi khuẩn. Bởi chúng thường xuyên phải tiếp xúc với thực phẩm cả sống và chín, các loại dụng cụ nấu nướng như dao… Vi khuẩn từ những thứ này có thể bám lại trên thớt, đi sâu vào những ngóc ngách và trú ngụ ở đó trong thời gian dài, từ đó tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào cơ thể con người, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Các nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng thớt chứa hơn 4 triệu vi khuẩn E. coli trên mỗi cm vuông. Vi khuẩn gây bệnh như Salmonella và Staphylococcus aureus cũng sẽ còn sót lại trên thớt sau khi chế biến thịt sống.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 6.

    Ảnh minh họa

    Để đảm bảo vệ sinh cũng như bảo vệ sức khỏe cho con người, mỗi gia đình nên có ít nhất là 2 chiếc thớt riêng biệt để xử lý thực phẩm chín và thực phẩm sống. Lý tưởng hơn thì có thể là 4-5 chiếc thớt, xử lý riêng cho từng nhóm thực phẩm: Rau củ, thịt, cá, thực phẩm chín… Sau khi dùng thớt xong hãy áp dụng các biện pháp làm sạch và sấy khô diệt khuẩn để thớt được sạch nhất có thể.

    6. Hộp cơm trưa, túi mua sắm và những chai nước nhựa

    Những vật dụng hữu ích được người dùng tái sử dụng hàng ngày như hộp cơm trưa, các loại túi mua sắm hay những chai nước nhựa, thực chất cũng có khả năng lây nhiễm chéo vi khuẩn, trừ khi nó được người dùng làm sạch đúng cách.

    Với các loại túi, có thể cho vào máy giặt hoặc giặt tay hàng ngày để đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ. Với các hộp cơm trưa và túi đựng cũng thực hiện vệ sinh tương tự với tần suất thường xuyên. Còn với các chai nước nhựa, trước khi tái sử dụng, người dùng cũng nên tham khảo kỹ các ký hiệu được dập dưới đáy chai. Chúng sẽ chỉ an toàn, có thể tái sử dụng khi được in các ký hiệu như số 5 hoặc số 7 BPA Free. Còn những loại chai có in số 1 hoặc số 7 thì tốt hơn hết không nên tái sử dụng nhiều lần.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 7.

    Ảnh minh họa

    7. Các lọ đựng gia vị

    Dù nhỏ bé những các lọ đựng gia vị được người dùng tiếp xúc hàng ngày với tần suất nhiều không kém gì các dụng cụ nấu nướng. Chính vì vậy chúng cũng cần được lau chùi và khử trùng để loại bỏ phần nào vi khuẩn hàng ngày.

    Ngoài các vật dụng kể trên, nói chung người dùng cần duy trì thói quen giữ vệ sinh cho tổng thể căn bếp nhà mình mỗi ngày. Có như vậy, chính sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như thẩm mỹ ngôi nhà mới luôn được đảm bảo.

    Đâu là những thứ bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn? Danh sách đều là những cái tên vô cùng quen thuộc - Ảnh 8.

    Ảnh minh họa

    Theo The Spruce

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Mỹ nhân “Nữ hoàng nước mắt” ngoài đời ưa chuộng những món thời trang cơ bản mà vẫn cực sang – Làm đẹp
  • Son Ye Jin dưỡng da cực đơn giản, chỉ 2 bước vẫn sở hữu làn da đẹp không tỳ vết – Làm đẹp
  • 3 “bảo bối” làm đẹp giúp Triệu Lệ Dĩnh sở hữu làn da trắng mịn, trẻ trung “hack” tuổi – Làm đẹp
  • Hyeri chăm chỉ bảo dưỡng vóc dáng bằng các nguyên tắc đơn giản sau – Làm đẹp
  • Gợi ý công thức làm serum từ hoa hồng nuôi làn da khỏe đẹp tự nhiên – Làm đẹp