Khám pháBị thiêu sống vì tin đồn trên mạng – Khám phá

Chỉ vì tin đồn phát tán trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp, 2 người đàn ông đã bị đám đông cáo buộc là bắt cóc trẻ em, bị đánh đập tàn nhẫn và thiêu chết ngay ngoài đường phố. Hai nạn nhân được xác định là Ricardo Flores, 21 tuổi và người chú tên Alberto Flores, 43 tuổi. Bất chấp cảnh sát nhấn mạnh họ không phải là kẻ bắt cóc, đám đông giận dữ...
  • Cuộc sống hiện tại của cựu Chủ tịch Taobao sau scandal ngoại tình – Khám phá
  • Máy bay chở khách tại Mỹ gặp sự cố nhiễu động, 36 người bị thương – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Bị thiêu sống vì tin đồn trên mạng đến các bạn đọc

    Chỉ vì tin đồn phát tán trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp, 2 người đàn ông đã bị đám đông cáo buộc là bắt cóc trẻ em, bị đánh đập tàn nhẫn và thiêu chết ngay ngoài đường phố.

    Hai nạn nhân được xác định là Ricardo Flores, 21 tuổi và người chú tên Alberto Flores, 43 tuổi. Bất chấp cảnh sát nhấn mạnh họ không phải là kẻ bắt cóc, đám đông giận dữ vẫn lôi họ ra khỏi đồn cảnh sát trước khi thảm kịch ập đến.

    Đám đông sử dụng điện thoại ghi lại cảnh 2 nạn nhân Ricardo và Alberto bị thiêu chết tại thị trấn Acatlán Ảnh: BBC

    Trước khi gặp chuyện, Ricardo là sinh viên ngành luật tại Xalapa, cách Acatlán 250 km về phía Đông Bắc và vừa trở về thị trấn để thăm người thân. Trong khi đó, người chú là nông dân sống tại một cộng đồng nhỏ ngay bên ngoài thị trấn.

    Trong ngày định mệnh trên, 2 chú cháu vào trung tâm thị trấn để mua vật liệu xây dựng và cảnh sát nói không có bằng chứng họ phạm bất kỳ tội gì. Hai chú cháu chỉ bị đưa về đồn cảnh sát vì sự hiện diện của họ thu hút sự chú ý của người dân địa phương và "gây xáo trộn cho thị trấn".

    Bà Maria, mẹ của Ricardo, kể với đài BBC rằng bà nhận một loạt tin nhắn qua Facebook từ người bạn thân ở Acatlán, theo đó nói con bà bị bắt và bị nghi là bắt cóc trẻ em. Sau đó, bà nhận được đường dẫn đến cảnh tượng "hành hình" nói trên được phát trực tiếp trên Facebook.

    Người phụ nữ tội nghiệp lập tức gửi phản hồi van nài đám đông dừng tay nhưng không thành. "Tại sao họ không kiểm tra? Không có đứa trẻ nào bị bắt cóc. Đó hoàn toàn là tin giả" – bà nghẹn ngào.

    Nhà chức trách bang Puebla cho biết 5 người đã bị buộc tội kích động tội ác nói trên và 4 người bị buộc tội giết người. Trong số này, nghi phạm Francisco Martinez, một cư dân sống lâu năm ở địa phương, là một trong những người phát tán tin đồn về Ricardo và Alberto trên Facebook và WhatsApp. Cũng chính ông ta dùng điện thoại để phát trực tiếp trên Facebook cảnh tượng bên ngoài đồn cảnh sát.

    "Đó là một trong những điều kinh khủng nhất từng xảy ra tại Acatlán" – một tài xế taxi tên Carlos Fuentes kể lại. Chỉ một ngày sau đó, cảnh tượng kinh hoàng lại tái hiện ở thị trấn Tula, bang Hidalgo khi 2 người đàn ông vô tội bị đánh đập và thiêu sống do bị tung tin đồn bắt cóc trẻ em.

    Cũng trong ngày 30-8 này, người dân thị trấn San Martin Tilcajete ở bang Oaxaca tìm cách hành hình một nhóm 7 người đàn ông bị tố bắt cóc trẻ em nhưng họ may mắn được cảnh sát giải cứu.

    Không chỉ Mexico, một số quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Colombia… đang chứng kiến không ít vụ bạo lực chết chóc liên quan đến tin giả. Tại bang Assam – Ấn Độ, 2 nạn nhân vô tội đã bị khoảng 200 người đánh chết hồi tháng 6 trong vụ việc tương tự ở Acatlán. Cuộc chiến chống nạn tin giả gặp nhiều khó khăn bởi không dễ truy ra nguồn gốc phát tán, nhất là trên ứng dụng WhatsApp có tích hợp công nghệ mã hóa đầu cuối.

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá