Khám pháBí mật ít ai biết về tàu Titan gặp thảm họa: Một “mảnh ghép” đến từ NASA – Khám phá

NASA & OceanGateTrang Gizmodo trích thông cáo báo chí của công ty OceanGate (nhà điều hành Titan) cho hay, cơ quan vũ trụ của Mỹ đã làm việc với OceanGate để chế tạo tàu lặn Titan có khả năng chịu áp lực bằng sợi carbon cấp hàng không vũ trụ tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA ở Alabama, Mỹ. Con tàu lặn Titan được phát triển như một phần của thỏa...
  • Công chúa Charlotte gây bão mạng với ngoại hình tuổi lên 8 – Khám phá
  • Kì lạ quả trứng luộc bị bỏ quên 20 năm có màu đỏ như hồng ngọc – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Bí mật ít ai biết về tàu Titan gặp thảm họa: Một “mảnh ghép” đến từ NASA đến các bạn đọc

    NASA & OceanGate

    Trang Gizmodo trích thông cáo báo chí của công ty OceanGate (nhà điều hành Titan) cho hay, cơ quan vũ trụ của Mỹ đã làm việc với OceanGate để chế tạo tàu lặn Titan có khả năng chịu áp lực bằng sợi carbon cấp hàng không vũ trụ tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA ở Alabama, Mỹ.

    Con tàu lặn Titan được phát triển như một phần của thỏa thuận giữa OceanGate và NASA, sau khi công ty này và NASA công bố quan hệ đối tác vào năm 2020.

    Mối quan hệ hợp tác được hình thành theo Đạo luật Không gian năm 1958, cho phép NASA gia tăng sản xuất thương mại, từ đó có thể mang lại lợi ích cho cơ quan vũ trụ trong các sứ mệnh trong tương lai. Theo thỏa thuận, Titan được chế tạo một phần tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA.

    Tàu lặn Titan của OceanGate tận dụng công nghệ sợi carbon. Ảnh: OceanGate

    John Vickers, chuyên gia công nghệ chính về công nghệ sản xuất tiên tiến tại NASA, cho biết: "NASA cam kết nghiên cứu và phát triển các vật liệu tổng hợp tiên tiến không chỉ giúp thúc đẩy các mục tiêu khám phá không gian sâu của chúng tôi mà còn cải thiện vật liệu và sản xuất cho ngành công nghiệp Mỹ. Thỏa thuận Đạo luật Không gian này với OceanGate là một ví dụ tuyệt vời về cách NASA hợp tác với các công ty tư nhân để đưa công nghệ vũ trụ phục vụ Trái Đất".

    Đổi lại, việc sản xuất tàu lặn bằng sợi carbon và Titan đã giúp các kỹ sư của NASA thu thập thêm dữ liệu về việc phát triển các phương tiện có thể tồn tại dưới áp suất cao.

    Trước đó, OceanGate đã chi hàng triệu đô la Mỹ để xây dựng một tàu lặn có vỏ carbon được gọi là Titan, mà công ty hy vọng sẽ có khả năng lặn xuống tàu Titanic.

    Theo OceanGate, Titan được tạo ra bằng cách sử dụng sợi carbon cấp hàng không vũ trụ, giúp giảm trọng lượng của nó xuống còn khoảng một phần nhỏ so với trọng lượng của các tàu lặn có người lái lặn sâu khác dưới áp suất cực lớn của đại dương.

    Bí mật ít ai biết về tàu Titan gặp thảm họa: Một mảnh ghép đến từ NASA - Ảnh 2.

    Tàu lặn Titan, phương tiện lặn sâu đầu tiên có thân tàu được làm chủ yếu từ sợi carbon. Ảnh: Shutterstock

    Con tàu lặn Titan dài 6,7 mét, nặng hơn 10 tấn và có khả năng lặn sâu tới 6.000 mét dưới nước.

    Titan dựa vào hệ thống vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk để liên lạc, công ty đã tiết lộ trong một bài đăng trên mạng xã hội trước đó. Tuy nhiên, cách thức chính xác mà Starlink được sử dụng vẫn chưa rõ ràng.

    Cũng không rõ nguyên nhân khiến hệ thống liên lạc của tàu lặn bị hỏng. Dù đã liên hệ với OceanGate để biết thêm thông tin về cách sử dụng Starlink, nhưng công ty đã phản hồi bằng cách cung cấp một tuyên bố chung chung không đề cập đến Starlink.

    Có 5 người trên tàu lặn xấu số, bao gồm nhà thám hiểm tỷ phú người Anh Hamish Harding, người trước đây đã du hành đến rìa không gian trên tên lửa New Shepard của công ty Blue Origin (của tỷ phú Jeff Bezos) vào tháng 6/2022.

    Các mảnh vỡ của Titan đã được một ROV phát hiện vào ngày 22/6/2023, xác nhận rằng cả 5 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng trong một vụ nổ thảm khốc. Năm bộ phận chính của tàu Titan nằm cách xác tàu Titanic khoảng 487 mét.

    Tiếp tục điều tra nguyên nhân

    Bí mật ít ai biết về tàu Titan gặp thảm họa: Một mảnh ghép đến từ NASA - Ảnh 3.

    Arun Bansil, Giáo sư vật lý nổi tiếng của trường Đại học Northeastern (Mỹ), chụp ảnh chân dung trong tòa nhà ISEC. Ảnh: Matthew Modoono/Northeastern University

    Sau vụ nổ tàu Titan, các chuyên gia, bao gồm Arun Bansil, một giáo sư vật lý nổi tiếng tại Đại học Northeastern (Mỹ), đang điều tra nguyên nhân khiến con tàu nổ tung ở Đại Tây Dương hơn hai tuần trước, trong đó khả năng thân tàu bằng sợi carbon thử nghiệm của con tàu, được chế tạo chỉ trong 6 tuần, có thể là nhân tố chính gây ra thảm họa, Scitechdaily thông tin ngày 4/7/2023.

    Northeastern Global News đã nói chuyện với Giáo sư Arun Bansil để cố gắng hiểu rõ hơn về chính xác điều gì có thể đã xảy ra ở tất cả những tầng sâu bên dưới bề mặt nước biển, nơi 5 thành viên của tàu lặn Titan tử vong.

    Theo Giáo sư Arun Bansil, mặc dù vật liệu tổng hợp sợi carbon mang lại những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, khả năng chống ăn mòn và độ bền cao, nhưng khả năng chịu được áp lực dưới biển sâu của chúng vẫn chưa được hiểu rõ, điều này cho thấy cần phải nghiên cứu và thử nghiệm thêm trong các ứng dụng như vậy.

    Giáo sư Bansil kết luận, Titan đã thực hiện nhiều lần lặn xuống xác tàu đắm Titanic, và chúng ta nên ngừng phán đoán về nguyên nhân chính gây ra vụ nổ cho đến khi các cuộc điều tra đang diễn ra hoàn tất.

    Nguồn: Scitechdaily, Gizmodo

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá