Khám pháAmazon lên kế hoạch “đặt bẫy” tài xế ăn trộm hàng bằng bưu kiện giả – Khám phá

Với những gói hàng giả (chỉ nội bộ Amazon mới có cách nhận biết) được phân phối ngẫu nhiên, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất nhì thế giới hi vọng sẽ túm cổ được những tài xế có thói quen tắt mắt. Lý thuyết cho "cách bắt trộm" này khá đơn giản: Gói hàng giả thường có nhãn giả, khi tài xế giao hàng quét mã trên đó - nó sẽ báo lỗi....
  • Biển người Hàn Quốc cuồng nhiệt ăn mừng chiến thắng dưới cái lạnh âm độ C, bên cạnh… xe cấp cứu – Khám phá
  • Chiêm ngưỡng viên kim cương vàng “khủng” hiếm thấy – Khám phá
  • Chuyên mục Khám phá giới thiệu bài Amazon lên kế hoạch “đặt bẫy” tài xế ăn trộm hàng bằng bưu kiện giả đến các bạn đọc

    Với những gói hàng giả (chỉ nội bộ Amazon mới có cách nhận biết) được phân phối ngẫu nhiên, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất nhì thế giới hi vọng sẽ túm cổ được những tài xế có thói quen tắt mắt.

    Lý thuyết cho "cách bắt trộm" này khá đơn giản: Gói hàng giả thường có nhãn giả, khi tài xế giao hàng quét mã trên đó – nó sẽ báo lỗi. Theo quy định của Amazon thì tài xế có thể gọi cho người giám sát để kiểm tra lại hoặc giữ gói hàng trên xe để trả về kho.

    Trong trường hợp này, rất có thể những tài xế xấu tính sẽ nảy sinh lòng tham và lấy luôn gói hàng vì theo lý thuyết, hệ thống của Amazon không nhận ra mã hàng, rất khó để khách hàng khiếu nại hoặc báo mất bưu phẩm nếu nó chưa được nhận diện trên hệ thống.

    "Rõ ràng, đây là cái bẫy để kiểm tra đạo đực của tài xế giao hàng", một cựu giám đốc logistic giấu tên của Amazon chia sẻ.

    Người phát ngôn của Amazon nói: "Kiểm tra và kiểm toán là một phần của chương trình đánh giá chất lượng tổng thể, nó sẽ được quản lý một cách ngẫu nhiên".

    Tất nhiên, các biện pháp chống trộm cắp đối với người lao động, như kiểm tra túi ở cuối ca làm việc là rất phổ biến, dù vậy cách làm mới của Amazon chẳng khác gì một cái bẫy.

    Động thái này đến từ việc Amazon nghi ngờ nhân viên cố ý làm rò rỉ dữ liệu, bán thông tin cho nhà buôn độc lập để chiếm lợi thế trên thị trường. Thậm chí, những nhân viên này còn nhận hối lộ để xóa đánh giá tiêu cực trên sản phẩm.

    Thậm chí, còn có tin đồn rằng một số nhân viên Amazon được trả tiền để bảo vệ công ty trên Twitter. Nhân viên kho vận của Amazon còn kêu trời vì điều kiện làm việc khắc nghiệt, đi vệ sinh vào chai, bị giám sát như tù nhân.

    Theo B.I

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Đuổi nhân viên không biết xin nghỉ phép online, công ty phải bồi thường lớn – Khám phá
  • Từ phim hot “Exhuma” tìm hiểu về nghề pháp sư ở Hàn Quốc: Số lượng lên đến trăm ngàn người, tổng thu nhập hàng năm thực sự gây “choáng” – Khám phá
  • Công nương Kate lần đầu xuất hiện bên ngoài sau thời gian dài “ở ẩn”, trạng thái sau ca phẫu thuật bụng ra sao? – Khám phá
  • Vì sao hàng loạt tỷ phú công nghệ đổ hàng trăm triệu USD để tìm cách “đánh lừa thần chết”? – Khám phá
  • Choáng ngợp nơi vui chơi, mua sắm sầm uất nhất thế giới – Khám phá