Quán xáDân dã xôi đường xứ Quảng – Quán xá

Cứ mỗi lần về quê ngoại ở Quảng Nam giỗ chạp, ăn xong bữa, đến lúc đứng lên thể nào tôi cũng được dúi vào tay một bịch xôi đường. Thứ xôi gì mà kỳ, màu thì đen nghìn nghịt, vậy mà cắn một miếng thấy mê tơi, phải cắn miếng thứ hai, rồi hết veo hồi nào không hay. Kiểu ngọt của xôi đường không làm ngườ..
  • Không ai có thể tin được rằng cửa hàng thức ăn đường phố này đã đạt ngôi sao Michelin danh giá – Quán xá
  • Tìm hiểu bánh gạo Hàn Quốc bán ở đâu ngon nhất?
  • Chuyên mục Quán xá giới thiệu bài Dân dã xôi đường xứ Quảng đến các bạn đọc

    Cứ mỗi lần về quê ngoại ở Quảng Nam giỗ chạp, ăn xong bữa, đến lúc đứng lên thể nào tôi cũng được dúi vào tay một bịch xôi đường. Thứ xôi gì mà kỳ, màu thì đen nghìn nghịt, vậy mà cắn một miếng thấy mê tơi, phải cắn miếng thứ hai, rồi hết veo hồi nào không hay.

    Kiểu ngọt của xôi đường không làm người ăn cảm thấy ngấy, xôi đường Quảng Nam ngọt rất dịu, rất cuốn hút, cộng thêm cái vị dẻo của nếp, bùi bùi của đậu đen, thơm lựng của mè rang và cay nồng quyến rũ của gừng… ôi chao, ngon đến khó cưỡng. Tôi vẫn hay gọi đó là món ăn dân dã mà cầu kỳ thấy sợ. Dân dã là bởi dù là đám giỗ to, nhỏ, tiệc gì ở quê cũng có sự góp mặt của xôi đường; còn cầu kỳ là vì tôi chưa bao giờ làm được một miếng xôi đường nào ngon như vị của xôi đường quê, dù đã thử mấy lần, nên đành “lu loa” rằng nó… cầu kỳ. Để nấu được món xôi đường ngon lịm người ấy, người quê tôi phải chọn loại nếp mới và dẻo thơm, cộng với thứ đậu đen căng mẩy không được lẫn hạt sâu, hạt mốc. Mang 2 thứ ấy đi vuốt thật sạch, rồi ngâm ở 2 thau riêng biệt để qua đêm cho đậu và nếp mềm. Sáng ra, mang đậu đen đổ nước xâm xấp vào, bỏ lên bếp hầm đến khi hạt đậu vừa chín tới, chuẩn bị nứt bung thì cho đường vào để đậu thấm đường thì nhấc xuống. Chắt nước đậu từ nồi đậu đen ra, ngâm với nếp để tẩm màu cho nếp. Rồi trộn đậu đen lẫn với nếp. Sau đó mang nếp, đậu đi hong cho chín tới. Khi gần chín cho đường và gừng giã nhuyễn, cùng một chút xíu muối vào đảo thật đều, nhưng phải hết sức nhẹ tay để nếp và đậu không bị vỡ nát. Khi xôi đường chín tới, nhấc xuống. Xếp sẵn lá chuối vào trong chiếc khuôn gỗ hình vuông, đổ xôi lên, ép chặt. Xếp lên bề mặt miếng xôi một lớp lá chuối nữa rồi dùng một miếng ván ép cho bề mặt xôi vuông vắn, cứng cáp nhưng cũng không quá chặt vì sẽ khiến miếng xôi trở nên cứng. Cuối cùng là tháo lớp lá chuối trên mặt ra, rắc mè rang vàng lên trên. Xôi lấy ra khỏi khuôn thành tảng rất đẹp. Người quê tôi thường dùng dao đã nhúng nước, hoặc dây lạt để cắt xôi ra thành những miếng hình vuông, hoặc hình tam giác, bày ra đĩa trước đặt lên bàn thờ cúng, sau mời bà con, họ hàng như một món ăn tráng miệng. Mỗi khi cắt bánh, thường dư ra những miếng bánh rẻo, đó chính là niềm vui của bọn trẻ con và những người đứng bếp. Mỗi người chia nhau miếng rẻo, cùng thưởng thức vị thơm ngon, ngọt bùi của miếng xôi đường tỏa lan… Rời quê mang theo miếng xôi đường, chia cho bà con chòm xóm ở thành phố, ai cũng thích, cũng ăn đầy hào hứng. Nhà ai cũng chẳng thiếu bánh ngọt, kẹo ngọt, nhưng ăn miếng xôi đường quê cứ thấy thân thương lạ. Có lẽ bởi đó là món ăn gắn với ký ức của những người con xứ Quảng. Cứ thấy là nhớ, là thương…

    5/5 - (1 bình chọn)

    Bài viết liên quan

  • CNN “gọi tên” những quán bánh mì nổi tiếng ở Hội An – Quán xá
  • 4 món ăn vặt mới nổi đang được giới trẻ Hà thành săn lùng – Quán xá
  • Tối nay ăn gì: Cách làm xôi khúc đỗ xanh dẻo mềm thơm phức chỉ bằng nồi cơm điện – Quán xá
  • Tối nay ăn gì: Làm ngay bánh canh đặc sản Bình Trị Thiên cho cả gia đình – Quán xá
  • Se lạnh đầu thu nhớ đừng bỏ qua những món ăn vặt này! – Quán xá