Tiêu dùngCty ONA Việt Nam coi thường pháp luật, biến tấu thực phẩm chức năng Ô mộc khang thành thuốc – Tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng đang ồ ạt tung ra thị trường vô số loại sản phẩm khiến người tiêu dùng hoa mắt. Để những sản phẩm này được “quen mặt” với khách hàng hơn, các nhà phân phối đa số đều sử dụng kênh quảng cáo được cho là hữu hiệu nhất hiện nay gồm trang web và mạng xã hội Facebook. Quảng cáo thiếu tên, địa chỉ công ty phân phối....
  • Trước khi bị tố xúc phạm người Việt, Zara nhận “cơn mưa” chỉ trích – Tiêu dùng
  • Nghi án giao nhà thiếu diện tích, chủ đầu tư dự án Mon City lên tiếng – Tiêu dùng
  • Chuyên mục Tiêu dùng giới thiệu bài Cty ONA Việt Nam coi thường pháp luật, biến tấu thực phẩm chức năng Ô mộc khang thành thuốc đến các bạn đọc

    Thị trường thực phẩm chức năng đang ồ ạt tung ra thị trường vô số loại sản phẩm khiến người tiêu dùng hoa mắt. Để những sản phẩm này được “quen mặt” với khách hàng hơn, các nhà phân phối đa số đều sử dụng kênh quảng cáo được cho là hữu hiệu nhất hiện nay gồm trang web và mạng xã hội Facebook.

    o moc khang
    Quảng cáo thiếu tên, địa chỉ công ty phân phối.

    Tuy nhiên, với mục tiêu doanh số và lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu, các nhà phân phối không ngần ngại tung ra đủ các chiêu thức, thổi phồng tác dụng của thực phẩm cũng như biến tướng những nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên thị trường trở thành những người có chuyên môn, hiểu biết về y dược. Họ sẵn sàng bỏ ngoài quy định pháp luật để quảng cáo sản phẩm của mình với mong muốn hiệu quả kinh tế đạt mức cao nhất.

    Trước sức nóng về thị trường thực phẩm chức năng, PV báo Người Tiêu Dùng cũng tham gia tìm hiểu và phát hiện sản phẩm Ô mộc khang do Cty TNHH sản phẩm thiên nhiên và hữu cơ ONA Việt Nam (gọi tắt Cty ONA) có địa chỉ tại phòng 1510 tòa nhà Eco Green, 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội là đơn vị phân phối độc quyền đang có những dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật nghiêm trọng về quảng cáo khi đăng tải một số bài viết trên trang web omockhang.vn.

    o moc khang
    Ô mộc khang nghiễm nhiên được quảng cáo thành thuốc?

    Mặc dù là thực phẩm chức năng, nhưng trong một số bài viết quảng cáo đăng tải trên trang web nêu trên, sản phẩm này nghiễm nhiên biến thành thuốc. Phải chăng, sự phân biệt không rạch ròi này đang cố tình gây ra hiểu nhầm cho Ô mộc khang là thuốc có tác dụng giảm bạc tóc chứ không còn là thực phẩm chức năng đơn thuần!?

    Minh chứng cụ thể, trong bài viết “Giảm tóc bạc sớm từ Nguyên Nhân Can Thận hư – Chia sẻ từ Chị Phương sử dụng Ô Mộc Khang” có đoạn: “Có một lần tình cờ có cô em chồng sang chơi…. Mấy bữa sau cô ý mang cho 2 lọ Ô mộc khang loại 50 viên dặn uống ngày 2 viên, chia 2 lần sáng và tối. Chị đã uống hết 2 lọ khoảng 2 tháng, chị thấy không có gì thay đổi cả. Chị cũng sốt ruột nên chị gọi tổng đài tư vấn được in trên lọ thuốc xem thế nào. Gặp bạn tư vấn được hướng dẫn với tình trạng của mình thì cần sử dụng trong 4 tháng nữa với liều là 4 viên một ngày, chia 2 lần sáng, tối và uống sau ăn 30 phút. Vậy là chị về dùng thử xem thế nào?”

    36223257_2021832654744877_7546592963132915712_n
    Sự mập mờ giữa sản phẩm thực phẩm và thuốc khiến người dân như "lạc" vào "ma trận".

    Hoặc tương tự trong mẫu quảng cáo của bài viết “Gạt bỏ nỗi lo tóc bạc sớm sau sinh nhờ Ô Mộc Khang chỉ sau 6 tháng – chị Vi Thường, 29 tuổi ở Hà Nội cũng có viết: Có lẽ chị cứ mãi trong vòng luẩn quẩn ấy nếu không may mắn một lần chị lướt facebook có thấy một người bạn chia sẻ bài viết của Ô Mộc Khang để ngăn ngừa bạc tóc. Lúc đó chị đọc và cũng chỉ để đó thôi, không quan tâm nhiều. Cho đến một lần, khoảng 2 tuần sau đó con chị bị ốm, chị có ra hiệu thuốc để mua thuốc ho cho con. Chị có thấy ở hiệu thuốc có bán sản phẩm Ô Mộc khang. Chi nghĩ rằng sản phẩm nếu được bán ở hiệu thuốc thì chắc chắn chất lượng cũng tốt. Chị xem qua thành phần thuốc thấy hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên chị đã quyết định mua về dùng thử”.

    Như vậy, qua bàn tay “nhào nặn”, quảng cáo của nhà phân phối, Ô mộc khang đã vô hình chung biến thành thuốc từ khi nào mà chẳng ai hay!?

    Không chỉ như thế, trên trang web omockhang.vn còn ngang nhiên sử dụng hình ảnh, bài viết của bác sĩ Mai Xuân Phương – Phó vụ trưởng vụ truyền thông – Bộ Y tế kèm theo bài viết, chia sẻ của nhiều người đã sử dụng sản phẩm làm công cụ quảng cáo, lấy niềm tin của khách hàng.

    b39b519180fb61a538ea
    Ô mộc khang lấy uy tín của bác sĩ để quảng cáo có đúng quy định?

    Trong khi đó, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Quảng cáo thì nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải bao gồm: Tên thực phẩm chức năng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tác dụng chính và tác dụng phụ (nếu có); khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Đặc biệt, không được quảng cáo gây hiểu lầm sản phẩm thực phẩm chức năng đó là thuốc.

    Đồng thời, tại khoản 2 và khoản 4 Điều 70 Nghị định 158/2013 về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ phẩm bị xử phạt như sau:

    “2. Phạt từ 10 đến 15 triệu đồng đối với một trong những hành vi: … Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

    4.Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;

    b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh

    Như vậy, rõ ràng Cty ONA Việt Nam đang làm trái các quy định của pháp luật trong vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng. Mặc dù không biết do vô tình hay cố ý nhưng đây là các hành vi vi phạm và phải được các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để giải quyết. PV đã liên hệ với đại diện ONA Việt Nam và Cục An toàn thực phẩm để làm rõ vấn đề.

    Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

    Thanh Bình – Dương Nhung

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Sự kiện BMW Joyfest & BMW Motorrad Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – Tiêu dùng
  • BMW R nineT Spezial và K1600 Grand America bất ngờ xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tiêu dùng
  • Sony Việt Nam giới thiệu bộ đôi TV BRAVIA MASTER Series A9F và Z9F – Tiêu dùng
  • Bản tin Tâm điểm tiêu dùng: Liên tiếp bánh trung thu Kinh Đô bị “tố” mốc xanh khi còn thời gian sử dụng – Tiêu dùng
  • Coi chừng bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng – Tiêu dùng