Làm đẹpCách đẩy lùi mụn nội tiết cho nữ giới – Làm đẹp

Nhiều người lầm tưởng rằng mụn nội tiết chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thực ra loại mụn này lại rất hay làm khổ phụ nữ trong tầm tuổi từ 20 đến 40. Mụn nội tiết hình thành do sự mất cân bằng hormone, cụ thể là hai loại hormone mang tên estrogen và progesterone, cả hai đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một loại hormone mang tên...
  • Thường xuyên ăn chuối cơ thể bạn sẽ biến đổi thế nào?Các chuyên gia mách cách dùng chuối để trở nên xinh đẹp hơn – Làm đẹp
  • Khu vườn ban công trên tầng 33 rộng 15m², sở hữu tầm nhìn tuyệt đẹp – Làm đẹp
  • Nhiều người lầm tưởng rằng mụn nội tiết chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thực ra loại mụn này lại rất hay làm khổ phụ nữ trong tầm tuổi từ 20 đến 40. Mụn nội tiết hình thành do sự mất cân bằng hormone, cụ thể là hai loại hormone mang tên estrogen và progesterone, cả hai đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một loại hormone mang tên cortisol, vốn chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cũng có thể khiến da rối loạn phản xạ tiết dầu, từ đó gây mụn.

    Giai đoạn từ 21 đến 25 tuổi chính là giai đoạn phụ nữ dễ bị mụn nội tiết nhất, vì đây là giai đoạn hormone sinh sản hoạt động mạnh mẽ nhất. Một số người còn bị nổi mụn bất thường trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú, tất cả đều do ảnh hưởng của hormone.

    Có 3 dấu hiệu đặc trưng nhất của mụn nội tiết, đó là mụn thường xuất hiện ở cằm, mụn xuất hiện theo chu kỳ, và mụn có nhân gây sưng đau.

    Nếu bạn thấy mình chỉ thường xuyên bị nổi mụn ở vùng cằm, hàm, hoặc nói chung là ở nửa dưới khuôn mặt, thì khả năng cao đó chính là mụn nội tiết. Lý do là vì tuyến dầu trên khuôn mặt tập trung chủ yếu ở vùng này. Khi hormone mất cân bằng, quá trình điều tiết dầu trên da bị rối loạn, khiến khu vực quanh cằm hay bị bít tắc lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn. Một số người bị nổi mụn nội tiết ở cả vùng cổ, đây cũng là nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khi hormone rối loạn.

    Empty

    Bạn nên theo dõi từng nốt mụn và ghi lại thời gian, vị trí của chúng. Nếu nốt mụn xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí trong cùng thời điểm (ví dụ, cùng là khoảng ngày 14-15 hàng tháng), thì đó cũng là mụn nội tiết.

    Mụn nội tiết chắc chắn không phải là mụn đầu đen hay mụn đầu trắng. Mụn nội tiết có nhân nằm sâu dưới bề mặt da, rất khó nặn, vì mụn hình thành do bã nhờn tích tụ trong nhiều ngày, có thể gây cảm giác sưng đau. Chính vì vậy, mụn nội tiết khó điều trị hơn so với các loại mụn hình thành do nguyên nhân từ bên ngoài như kích ứng mỹ phẩm hay do bụi bẩn.

    Khi đã nhận diện được mụn nội tiết, bạn đừng quá lo lắng, mà hãy thử từng bước một, từ dễ đến khó. Điều đầu tiên cần làm là chọn được sữa rửa mặt có chứa thành phần salicylic acid (BHA) hoặc glycolic acid để tẩy tế bào chết, làm sạch phần bã nhờn bị bít tắc trong lỗ chân lông.

    Chăm sóc da bị mụn nội tiết bên ngoài:

    Điều đầu tiên với các da mụn đều là phải giữ sạch, vệ sinh 2 lần/ngày. Hạn chế trang điểm, cũng như tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông. Tránh đi ra ngoài nắng cũng như sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi phải ra ngoài trời.

    Trị mụn nội tiết từ bên trong:

    Ngủ nghỉ đầy đủ, ngủ sớm từ 9-11h tối để da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc và diễn ra tự nhiên.Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E,…để dưỡng da khỏe mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè Vằng, trà Atiso,…

    Đánh giá bài này

    Bài viết liên quan

  • Mỹ nhân “Nữ hoàng nước mắt” ngoài đời ưa chuộng những món thời trang cơ bản mà vẫn cực sang – Làm đẹp
  • Son Ye Jin dưỡng da cực đơn giản, chỉ 2 bước vẫn sở hữu làn da đẹp không tỳ vết – Làm đẹp
  • 3 “bảo bối” làm đẹp giúp Triệu Lệ Dĩnh sở hữu làn da trắng mịn, trẻ trung “hack” tuổi – Làm đẹp
  • Hyeri chăm chỉ bảo dưỡng vóc dáng bằng các nguyên tắc đơn giản sau – Làm đẹp
  • Gợi ý công thức làm serum từ hoa hồng nuôi làn da khỏe đẹp tự nhiên – Làm đẹp